【tỷ sô liverpool】Nghị quyết 35 nâng doanh nghiệp từ ‘đối tượng’ lên tầm ‘đối tác’
Ông Lê Vĩnh Sơn - Chủ tịch Hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội,ịquyếtnângdoanhnghiệptừđốitượnglêntầmđốitátỷ sô liverpool Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam nhấn mạnh khi trao đổi với phóng viên TBTCO.
* PV: Chính phủ đã ban hành nghị quyết 19 và sau đó là Nghị quyết 35 nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, tháo gỡ khó khăn để phát triển DN. Hai nghị quyết này sẽ tác động như thế nào đến hoạt động của các thành viên của hiệp hội trong thời gian tới, thưa ông?
- Ông Lê Vĩnh Sơn: Bối cảnh toàn cầu hóa đã đặt ra yêu cầu rất khẩn trương trong việc cải cách nội tại để DN phát triển. Nếu không DN sẽ đứng trước nguy cơ không thể đứng vững được trên sân nhà, chứ chưa nói đến chuyện vươn ra thế giới.
Nhìn thấy nguy cơ đó, Chính phủ đã ban hành một loạt các chính sách, nghị quyết nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho DN tồn tại và phát triển. Riêng đối với Nghị quyết 35, sau hơn 2 tháng được thực thi trong thực tiễn, các DN trong Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam đã cảm nhận rõ ràng tinh thần cũng như sức lan tỏa mãnh liệt của nghị quyết này.
Bản thân tôi vừa đại diện cho hội DN nhưng đồng thời cũng là một chủ DN, tôi thấy rõ những tác động tích cực của Nghị quyết 35 tới từng hiệp hội DN, từng thành viên DN và từng cơ quan quản lý nhà nước.
|
Điểm nổi bật rõ nét nhất có thể thấy là trong quá trình làm việc cũng như các cuộc thanh kiểm tra của các cơ quan nhà nước, DN đã được đối thoại một cách sòng phẳng hơn. “Thế” của DN đã được nâng lên, trở thành “đối tác” chứ không còn là “đối tượng” như trước đây nữa. Sự thay đổi trong ứng xử của các bộ, ngành, cơ quan quản lý nhà nước đã phần nào tạo động lực cho DN tự tin tiến lên phía trước.
Bên cạnh đó, bước đầu việc kiểm tra, thanh tra của các cơ quan chức năng cũng đã được xem xét để giảm thiểu. Các bộ, ngành đã nghĩ đến việc “gom” lại các cuộc thanh, kiểm tra hàng năm nhằm tránh chồng chéo, tốn kém và phiền hà cho DN.
Đặc biệt, cộng đồng DN phần nào đã được nhìn nhận và đối xử đúng như những quan điểm tiến bộ của nghị quyết, như chủ trương đối xử bình đẳng, công bằng giữa các DN ngoài quốc doanh và DN nhà nước.
Thêm vào đó, hoạt động thực thi các nghĩa vụ về hành chính của DN cũng đã thông thoáng, thuận lợi hơn khi một loạt các giấy phép con “hành” DN bấy lâu được xóa bỏ... Tất cả những chuyển biến đó đã có tác động tích cực, tạo môi trường rất tốt cho DN phát triển.
Mặt khác, trong bối cảnh khó khăn, Thủ tướng và Chính phủ vẫn quyết tâm tăng trưởng kinh tế. Đặc biệt, Chính phủ rất sâu sát trong điều hành và chăm lo cho DN. Đây cũng là nền tảng rất tốt cho DN phát triển.
* PV: Theo ông, để Nghị quyết này đem lại hiệu quả cao hơn, phục vụ tốt hơn cho DN phát triển trong thời gian tới thì cần có những giải pháp như thế nào?
-Ông Lê Vĩnh Sơn: Để đưa một chính sách phát huy hiệu quả thực tế không thể làm trong một sớm, một chiều mà cần thời gian, cần có quá trình. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, có thể khẳng định, môi trường kinh doanh của DN đã có những chuyển biến tích cực và hoạt động kinh doanh cũng đang chuyển mình.
Để việc thực thi Nghị quyết 35 hiệu quả hơn, phục vụ tốt hơn cho DN thì Chính phủ cần có sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ và đánh giá hiệu quả cụ thể việc thực thi của từng lĩnh vực, từng bộ, ngành liên quan. Chính sách đã đầy đủ và thỏa mãn được yêu cầu phát triển của DN. Vấn đề còn lại chỉ là ở khâu thực thi.
Tôi tin rằng, với một tinh thần vì dân giàu, nước mạnh được quán triệt quyết liệt sau Đại hội Đảng vừa qua thì nhân tố quan trọng trong phát triển đất nước là DN, doanh nhân sẽ được tôn trọng và chú trọng hơn nhiều trong các chính sách phát triển.
Chúng ta chỉ cần kiên nhẫn chờ đợi thêm một khoảng thời gian ngắn nữa sẽ thấy rõ được những thành quả lớn lao của Nghị quyết 35.
*PV: Xin ông cho biết, Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam đã có hoạt động gì để thúc đẩy DN phát triển trong thời gian tới, đặc biệt đối với các chương trình khởi nghiệp?
- Ông Lê Vĩnh Sơn: Thời gian qua, chúng tôi đã rất tích cực trong việc nói lên tiếng nói của DN, góp ý kiến, kiến nghị tại các diễn đàn cho DN. Đồng thời, góp ý cho các dự thảo, quy định liên quan đến việc hỗ trợ cũng như giải pháp phát triển DN.
Những nút thắt về thể chế, môi trường đang được tháo gỡ dần dần. Song, DN vẫn còn đối mặt với nhiều khó khăn về nguồn vốn, công nghệ, nhân lực… Về các vấn đề này, chúng tôi sẽ tiếp tục khảo sát, nghiên cứu và kiến nghị cũng như liên kết, giúp đỡ cho những DN thành viên cần hỗ trợ, giúp họ vượt qua khó khăn để phát triển.
Bên cạnh đó, thời gian qua, hội cũng rất chú trọng phong trào khởi nghiệp. Quỹ đầu tư Thăng Long chính là khởi xướng của Hội DN trẻ Hà Nội và tôi là một trong những người sáng lập, đóng góp vào quỹ. Ban đầu, các sáng lập viên đóng góp khoảng 6 tỷ đồng để làm “vốn mồi” cho các nhà đầu tư khác. Quỹ này có mục đích sẽ đầu tư cho dự án khả quan của cá nhân khởi nghiệp.
Đây là một cách làm khá mới và lý thú của Hội DN trẻ Hà Nội. Chúng tôi nhận được rất nhiều kế hoạch kinh doanh của các doanh nhân khởi nghiệp cũng như các bạn thanh niên muốn lập nghiệp và đang xem xét kế hoạch hỗ trợ làm sao để đạt hiệu quả nhất trong việc “ươm mầm doanh nhân”; đồng thời tìm ra những tấm gương điển hình để từ đó nhân rộng ra cả nước.
*PV: Xin cảm ơn ông!
Tố Uyên