GDP của Việt Nam trong nửa đầu năm 2023 tăng 3,ếViệtNamvẫncònnhiềutriểnvọngGDPcóthểtrêtỷ số monchengladbach72% so với cùng kỳ. Trong khi cả khu vực nông, lâm, ngư nghiệp và dịch vụ đều có xu hướng tích cực, thì khu vực công nghiệp và xây dựng chịu ảnh hưởng nặng nề từ những bất ổn chính trị trên toàn thế giới. Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng trưởng ổn định. | Số liệu so sánh về GDP do PwC tổng hợp và phân tích |
Tìm cơ hội, triển vọng kinh tế trong vòng “nước xoáy” Tăng trưởng kinh tế có nhiều điểm sáng, nhưng chưa được như kỳ vọng |
Giá trị tăng thêm ngành nông nghiệp nửa đầu năm 2023 tăng 3,14% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 0,27 điểm phần trăm vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế. Đối với lĩnh vực công nghiệp & xây dựng, ngành công nghiệp đang gặp nhiều khó khăn trong bối cảnh chung của nền kinh tế thế giới. Giá trị tăng thêm toàn ngành nửa đầu năm 2023 tăng 0,44% so với cùng kỳ, là mức tăng thấp nhất của cùng kỳ các năm trong giai đoạn 2011-2023, đóng góp 0,15 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của nền kinh tế. Lĩnh vực dịch vụ đã cho thấy rõ sự phục hồi nhờ các chính sách kích thích tiêu dùng và mở cửa trở lại nền kinh tế. Giá trị tăng thêm của khu vực dịch vụ 6 tháng đầu năm 2023 tăng 6,33% so với cùng kỳ, cao hơn mức tăng 1,18% và 4,53% của cùng kỳ năm 2020 và 2021. Trong nửa đầu năm 2023, mặc dù xuất siêu 12,1 triệu USD nhưng tổng giá trị xuất khẩu giảm khoảng 12% so với cùng kỳ năm ngoái. Ngoại trừ nông nghiệp, hóa chất, sản phẩm giấy và phương tiện vận tải/phụ tùng, hầu hết các lĩnh vực đều có xuất khẩu hàng hóa giảm từ 10-20% so với cùng kỳ. Xuất khẩu chững lại do ảnh hưởng bởi sức tiêu thụ tại các thị trường xuất khẩu chính giảm (mức giảm giá trị xuất khẩu của Mỹ, Hàn Quốc, EU và ASEAN lần lượt là 22%, 10%, 10% và 9% so với cùng kỳ). Hoa Kỳ vẫn là thị trường xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam, chiếm khoảng 30% tổng kim ngạch xuất khẩu. Tâm lý trên thị trường chứng khoán đã được cải thiện Thị trường chứng khoán Việt Nam trong nửa đầu năm 2023 chịu tác động tiêu cực từ chính sách kiểm soát lạm phát, cùng nhiều diễn biến bất lợi trên thị trường thế giới như đổ vỡ ngân hàng, tình hình tài chính của Credit Suisse… Tuy nhiên, tâm lý nhà đầu tư đã được cải thiện nhờ nhiều chính sách gỡ rối liên quan đến trái phiếu doanh nghiệp, sự phục hồi của lĩnh vực bất động sản, cải thiện đầu tư công, lãi suất giảm... nhằm thúc đẩy phục hồi nền kinh tế trong nửa cuối năm 2023. |
|