发布时间:2025-01-10 21:32:37 来源:Empire777 作者:Cúp C2
Ngày 17/3,ếngbánhcaođẳngphầtỷ số trận ajax Hiệp hội Các trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam (CTĐHCĐ) đã kiến nghị các cấp lãnh đạo có thẩm quyền về việc chuyển hệ thống cao đẳng từ Bộ Lao động, thương binh và xã hội về Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Đang có một cuộc tranh luận nảy lửa trong việc quản lý hệ cao đẳng giữa Hiệp hội Các trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội. |
Sở dĩ có kiến nghị này theo lý giải của Hiệp CTĐHCĐ Việt Nam, kể từ khi tiếp nhận vai trò quản lý Nhà nước hệ cao đẳng (năm 2015) Bộ Lao động, thương binh và xã hội đã không làm tròn vai trò quản lý Nhà nước; thậm chí còn liên tiếp mắc phải ít nhất hai sai lầm nghiêm trọng.
Một là, chỉ sau một thời gian ngắn, Bộ Lao động, thương binh và xã hội đã vội vàng nâng cấp hoặc mở mới hàng trăm trường cao đẳng nghề trong khi vẫn duy trì chương trình đào tạo của hệ thống trường này ở mức dưới “chuẩn”, điển hình là các chương trình cao đẳng “siêu tốc”. Hậu quả là có nguy cơ nguồn nhân lực cao đẳng đào tạo ra sẽ không được thế giới công nhận.
Hai là, Bộ Lao động, thương binh và xã hội đã loại bỏ hoàn toàn các chương trình cao đẳng chuyên nghiệp (vốn có ở các trường cao đẳng chuyên nghiệp trước khi chuyển vai trò quản lý Nhà nước từ Bộ Giáo dục và Đào tạo về Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.
Điều này làm thủ tiêu nguồn nhân lực “kỹ thuật viên”, gây méo mó cho cơ cấu nhân lực cần thiết để bảo đảm cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Trước ý kiến nêu trên của Hiệp hội CTĐHCĐ, ngày 13/5, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã có ý kiến phản biện.
Đại diện Bộ này cho rằng, tính đến hết năm 2020, cả nước có 399 trường cao đẳng, trong đó có gần 100 trường được quy hoạch thành trường chất lượng cao đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Các điều kiện bảo đảm chất lượng ngày càng được tăng cường, nhất là các trường cao đẳng với trên 60 trường cao đẳng đạt tiêu chuẩn chất lượng của Úc, Đức, Anh và Mỹ để đào tạo chương trình của nước ngoài tại Việt Nam.
"Việc Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam kiến nghị đổi tên Luật Giáo dục nghề nghiệp thành Luật Giáo dục nghề; đưa trình độ cao đẳng về trở lại bậc giáo dục đại học; đưa quản lý nhà nước về đào tạo cao đẳng về Bộ Giáo dục và Đào tạo còn thiếu những cơ sở khoa học và thực tiễn", đại diện Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội phản bác.
Đại diện Bộ này cũng khẳng định, chất lượng hiệu quả đào tạo hệ cao đẳng đã được nâng lên, với trên 80% học sinh, sinh viên trong các chương trình chuyển giao từ nước ngoài đã trở thành những chuyên gia, kỹ thuật viên nòng cốt trong các doanh nghiệpFDI, một số tham gia thị trường lao động nước ngoài.
Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu 2019 cho thấy, Việt Nam đã tăng 10 bậc năng lực cạnh tranh. Yếu tố kỹ năng đã tăng 4 bậc từ vị trí 97 đến vị trí 93, trong đó điểm chất lượng đào tạo nghề nghiệp nằm trong yếu tố kỹ năng đã tăng từ vị trí 115 đến vị trí 102 (tăng 13 bậc so với năm 2018)…
Bên cạnh đó, đại diện Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội nhấn mạnh, việc Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp sẽ phát huy những lợi thế của ngành.
Đồng thời gắn giáo dục nghề nghiệp với lao động, việc làm, thị trường lao động, an sinh xã hội; nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục nghề nghiệp.
“Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội sẽ phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo để sớm ban hành thông tư quy định khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông và việc giảng dạy văn hóa trung học phổ thông trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp”, văn bản của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội nêu.
Trong văn bản trả lời Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội còn đưa ra căn cứ khoa học và xu hướng quốc tế. Theo đó, bảng phân loại giáo dục quốc tế của UNESCO 2011 (International Standard Classification of education - ISCED 2011) là một công cụ được thiết kế để phân loại, so sánh các chương trình giáo dục/đào tạo khác nhau, giúp đối chiếu, so sánh các chương trình giáo dục, các loại văn bằng và trình độ. Theo Bảng phân loại này, hệ thống giáo dục, đào tạo bao gồm 9 bậc từ mầm non đến đại học.
Về cơ bản, các trình độ giáo dục nghề nghiệp của Việt Nam hiện nay phù hợp với ISCED 2011; bậc cao đẳng của Việt Nam hiện nay tương đương với cấp bậc 5 của ISCED (2-3 năm), đầu vào trung học phổ thông.
Đây là chương trình thuộc giáo dục sau trung học (tertiary education) nhưng không phải giáo dục đại học (higher education); chủ yếu định hướng nghề nghiệp để người học gia nhập thị trường lao động.
Trong ISCED không có bất cứ điều khoản nào quy định bậc 5 (cao đẳng) thuộc về giáo dục đại học hay giáo dục nghề nghiệp nhưng định hướng chương trình bậc 5 nghiêng về giáo dục nghề nghiệp.
Trên thế giới không phải nước nào cũng có hệ thống giáo dục theo đúng Bảng phân loại ISCED 2011, vì bảng này chỉ có tính chất để so sánh, phân loại các trình độ giáo dục của các nước.
Thực tế, hiện nay các nước đều đang tồn tại một loại khung trình độ quốc gia, tương đồng với khung trình độ của châu lục hoặc của một khu vực.
Tại Việt Nam, Khung trình độ quốc gia Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ ban hành theo Quyết định số 1982/QĐ-TTg đã tham chiếu đến Khung tham chiếu các trình độ ASEAN.
Trước lý giải của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, ngày 17/5, Hiệp hội lại tiếp tục có văn bản phản bác cho rằng, Bộ Lao động, thương binh và xã hội lập luận loanh quanh đối với sai lầm đầu và bỏ qua không nhắc đến sai lầm thứ hai, cho dù hậu quả do cả hai sai lầm đều ở mức nghiêm trọng.
Với lập luận về ISCED-2011 (Bảng phân loại quốc tế về giáo dục) của Bộ Lao động, thương binh và xã hội, Hiệp hội cho rằng điều này thiếu chính xác,
Cụ thể, văn bản giải thích bậc cao đẳng của Việt Nam hiện nay có chương trình thuộc giáo dục sau trung học nhưng không phải giáo dục đại học và cho đây là cấp độ 5.
Tuy nhiên, theo ISCED-2011 thì các chương trình thuộc “giáo dục sau trung học nhưng không phải là giáo dục đại học” chỉ thuộc cấp độ 4 còn các chương trình cấp độ 5 (cao đẳng), cấp độ 6 (cử nhân), cấp độ 7 (thạc sỹ) và cấp độ 8 (tiến sỹ) mới thuộc giáo dục đại học (tertrary education).
“Có lẽ xuất phát từ quan niệm sai như trên khi nghiên cứu ISCED-2011 nên đội ngũ tham mưu của Bộ Lao đông, thương binh và xã hội đã trình lãnh đạo Bộ ký ban hành một loạt văn bản không chính xác khi chỉ đạo triển khai hệ cao đẳng, mặc nhiên đưa hệ này xuống dưới “chuẩn quốc tế” một cấp độ”, Hiệp hội CTĐHCĐ Việt Nam nêu ý kiến.
Cả Hiệp hội và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đều có những lý lẽ đanh thép để bảo vệ quan điểm của mình. Vậy về phía các cơ sở giáo dục, họ nghĩ gì, liệu việc chuyển cơ quan chủ quản có quan trọng với họ?
Một số lãnh đạo trường cao đẳng khi được hỏi cho rằng khi chuyển về Bộ Giáo dục và Đào tạo trường sẽ thuận lợi hơn trong hoạt động và tuyển sinh.
Sở dĩ như vậy là do ngay sau khi trường cao đẳng chuyển giao về Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội trường cao đẳng ngay lập trường bị loại khỏi dữ liệu tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo khiến công tác tuyển sinh của các trường gặp không ít khó khăn.
Một số ý kiến thì cho rằng, nhìn tổng thể việc phân chia mảng, miếng quản lý trong ngành Giáo dục còn nhiều bất hợp lý.
Theo đó, hiện Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý cả giáo dục phổ thông với 20 triệu người học và hệ thống đại học khoảng 2 triệu người. Số lượng hơn 22 triệu người học nêu trên là quá nặng với Bộ này.
Nên chăng tách riêng ra hai mảng để thuận tiện quản lý. Mảng giáo dục trước lớp 12 do một Bộ quản lý, giáo dục sau lớp 12 do một Bộ khác quản lý.
“Quan trọng là xây dựng được mô hình hợp lý và cách thức quản lý thế nào thôi, việc Bộ nào quản mảng cao đẳng không quan trọng”, lãnh đạo một trường cao đẳng cho hay.
Vài ý kiến khác thì cho rằng không muốn xáo trộn, không muốn có bất kỳ sự thay đổi nào vì chưa biết đong đếm lợi ích nhưng những bất lợi do thay đổi cơ quan chủ quản kéo theo hàng loạt giấy tờ, thủ tục hành chính sẽ khiến họ vô cùng mệt mỏi.
相关文章
随便看看