【kết quả bóng đá trận juventus】Tiếp tục cải cách chính sách thuế hỗ trợ doanh nghiệp

 人参与 | 时间:2025-01-26 22:02:12
Tiếp tục cải cách chính sách thuế hỗ trợ doanh nghiệp
Việc thực hiện các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp giảm chi phí thuế, dành nguồn lực để duy trì sản xuất - kinh doanh. Ảnh: TL

Cả người dân và nền kinh tế được hưởng lợi

Thời gian qua, Bộ Tài chính đã chủ động nghiên cứu, báo cáo cấp có thẩm quyền và ban hành theo thẩm quyền các chính sách về thuế, phí và lệ phí để giảm nghĩa vụ thuế trực tiếp và gián tiếp cho người dân, doanh nghiệp, góp phần thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô. Theo đó, đã thực hiện gia hạn thời hạn nộp thuế đối với một số khoản thuế như thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), thuế thu nhập cá nhân (TNCN), thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) cho một số đối tượng.

Dư luận đánh giá cao nỗ lực trong điều hành của Chính phủ, Bộ Tài chính trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế không đạt dự kiến, doanh nghiệp còn nhiều khó khăn ảnh hưởng trực tiếp tới nguồn thu ngân sách nhà nước (NSNN). Việc tiếp tục được giảm thuế GTGT còn 8% sẽ tăng tính cạnh tranh để hút khách.

Đặc biệt, thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, từ 1/2/2022 đến 31/12/2022 đã thực hiện giảm 2% thuế GTGT đối với nhiều nhóm hàng hóa và dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất thuế GTGT 10% (áp dụng thuế suất 8%). Năm 2023, chính sách giảm thuế này đã tiếp tục được áp dụng cho giai đoạn từ 1/7/2023 đến 31/12/2023 theo Nghị quyết số 101/2023/QH15 ngày 24/06/2023 của Quốc hội.

Việc thực hiện các giải pháp về thuế, phí, lệ phí nêu trên cùng với các chính sách khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh khác trong thời gian qua đã phát huy hiệu quả. Việc giảm thuế đã tác động đến cả tổng cung và tổng cầu của nền kinh tế theo chiều hướng tích cực, từng bước góp phần khôi phục sản xuất kinh doanh, thúc đẩy đầu tư và tiêu dùng.

Dư luận đánh giá cao nỗ lực trong điều hành của Chính phủ, Bộ Tài chính trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế không đạt dự kiến, doanh nghiệp còn nhiều khó khăn ảnh hưởng trực tiếp tới nguồn thu ngân sách nhà nước (NSNN). Có thể đơn cử một ví dụ như, mỗi ngày khách sạn Hà Nội Daewoo đón hàng nghìn lượt khách trong và ngoài nước đến sử dụng dịch vụ, từ ăn uống, giải trí đến lưu trú. Việc tiếp tục được giảm thuế GTGT còn 8% sẽ tăng tính cạnh tranh để hút khách.

Trả lời báo chí, ông Sunny Ghaiee - quyền Giám đốc Điều hành Khách sạn Hà Nội Daewoo cho biết: “Với khách lẻ, mức giảm sẽ không thấy đáng kể, nhưng với nhóm khách 5 - 6 người, thậm chí những tiệc 10 - 20 người, khách hàng của chúng tôi đã thấy ngay được số tiền giảm lớn như thế nào. Điều này cũng khiến tỷ lệ lấp đầy của nhà hàng chúng tôi tăng hơn, giá dịch vụ cạnh tranh hơn”.

Hướng đến sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.

de xuat chinh sach ho tro doanh nghiep trong dich covid-19

Theo ông Trương Bá Tuấn - Phó Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát chính sách thuế, phí và lệ phí (Bộ Tài chính), từ năm 2020 khi đại dịch Covid-19 bùng phát, Bộ Tài chính đã tham mưu cho Chính phủ, Quốc hội ban hành nhiều các giải pháp về thuế, phí, các giải pháp đó đã góp phần quan trọng khôi phục thúc đẩy sản xuất kinh doanh.

Việc thực hiện các biện pháp hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp đã trực tiếp làm giảm nghĩa vụ thuế, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp, người dân tiết giảm chi phí thuế, dành nguồn lực để duy trì, mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Ông Mạc Quốc Anh - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội phân tích: “Lợi nhuận đối với doanh nghiệp sản xuất đã có sự tăng trưởng nhẹ từ 3 - 5% và nhờ giảm thuế. Khi được giảm thuế GTGT, doanh nghiệp đã tích lũy được dòng vốn để có thể trả lương cho người lao động”.

Một số chuyên gia cho rằng, việc giảm thuế GTGT chỉ nên thực hiện trong ngắn hạn. Ông Cấn Văn Lực - chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng BIDV đánh giá, chúng ta giảm thuế GTGT sẽ góp phần giảm giá hàng hóa dịch vụ, qua đó góp phần là giảm lạm phát. Như vậy, NSNN muốn đảm bảo tính bền vững hơn thì có thể quay về quỹ đạo cũ là mức thuế GTGT 10%. Tuy nhiên, cũng phải qua thời kỳ khó khăn như hiện nay.

Thời gian tới, Bộ Tài chính tiếp tục thực hiện điều hành chính sách tài khóa chủ động, linh hoạt, thận trọng; phối hợp chặt chẽ với chính sách tiền tệ và các chính sách vĩ mô khác để ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát. Theo đó, coi ổn định kinh tế vĩ mô là yếu tố cốt lõi, là tiền đề quan trọng để thực hiện hiệu quả các chính sách hỗ trợ phục hồi và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Trong đó, chính sách thuế tiếp tục hướng đến việc tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, chi phí thấp, đồng thời, coi sự phát triển ổn định, bền vững của doanh nghiệp là giải pháp hiệu quả nhất cho việc phát triển bền vững nền tài chính công, đảm bảo cân đối tài khóa.

Để có được các chính sách đúng thì chúng ta phải nhận diện và đánh giá kịp thời diễn biến để có thể chủ động tham mưu cho Chính phủ, Quốc hội, cũng như cần phối hợp chặt chẽ giữa chính sách tài khóa và các chính sách có liên quan. Bên cạnh đó, đánh giá kỹ tác động của các chính sách, để lựa chọn nhằm mục tiêu hỗ trợ người dân, doanh nghiệp vừa góp phần hỗ trợ định kinh tế vĩ mô trong bối cảnh giá tăng cao, đảm bảo vai trò chính sách tài khóa được duy trì và an ninh tài chính quốc gia.

Chính sách thuế vừa nuôi dưỡng, vừa đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước

Trong bối cảnh nền kinh tế phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức và giá của nhiều nhóm hàng hóa là tư liệu đầu vào cho sản xuất tăng cao, nhiều quốc gia trên thế giới đã liên tục đưa ra các biện pháp để hỗ trợ cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tổng cầu và đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô trong nước.

Nhiều giải pháp tài khóa “chưa có tiền lệ”, trong đó các giải pháp về thuế, đã được các quốc gia trên thế giới xây dựng, triển khai thực hiện. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế chung này.

Đặc biệt, trong năm 2022-2023, Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội với quy mô lớn đã đi vào cuộc sống, hướng tới giải quyết cả các vấn đề trước mắt như đảm bảo an sinh xã hội, đứt gãy chuỗi cung ứng, thiếu hụt lao động và các mục tiêu lâu dài như cơ cấu lại nền kinh tế.

Khoảng 700 nghìn tỷ đồng hỗ trợ từ các giải pháp về thuế, phí cho thấy quyết tâm hỗ trợ doanh nghiệp, vực dậy nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19. Minh chứng là tăng trưởng GDP năm 2020, 2021 của Việt Nam chỉ đạt 2,91% và 2,58%, thấp hơn nhiều so với tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2016-2019.

Năm 2022, nhờ việc thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm khôi phục và hỗ trợ nền kinh tế, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam dần từng bước được phục hồi với mức tăng trưởng GDP đạt 8,02%, thuộc nhóm quốc gia có mức tăng trưởng cao trên thế giới.

Cái khéo trong điều hành của Bộ Tài chính đó là trong số các giải pháp thực hiện, việc thực hiện giải pháp về gia hạn thời hạn nộp thuế, tiền thuê đất tuy không tác động đến cân đối NSNN trong năm, nhưng đã tạo điều kiện thuận lợi, sự chủ động cho các doanh nghiệp trong bố trí dòng tiền để thực hiện nghĩa vụ với NSNN. Điều này càng có ý nghĩa vào những thời điểm khó khăn, hoạt động sản xuất, kinh doanh đình trệ.

Để làm được điều đó, theo nhận định của giới chuyên gia, có một phần quan trọng từ việc cơ cấu lại thu, chi NSNN và quản lý nợ công. Trong 10 năm qua, cùng với việc kịp thời ban hành và trình cấp có thẩm quyền ban hành các chính sách về thuế, phí, lệ phí để hỗ trợ cho người dân và doanh nghiệp tại những thời điểm tăng trưởng kinh tế khó khăn, sản xuất đình trệ, hệ thống chinh sách thuế của Việt Nam đã được sửa đổi, bổ sung khá đồng bộ.

Chính sách thuế đã đảm bảo sự kết gắn giữa đổi mới, cải cách gắn với yêu cầu nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu thuế. Việc sửa đổi, bổ sung các chính sách thuế đã chú trọng đến nuôi dưỡng và đảm bảo nguồn thu cho NSNN. Đồng thời, đảm bảo minh bạch, đơn giản, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế; khuyến khích đầu tư, thúc đẩy xuất khẩu; cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh.

顶: 94513踩: 29