您现在的位置是:Nhận Định Bóng Đá >>正文

【đội hình vfl wolfsburg gặp rb leipzig】Bảo tồn kiến trúc cầu Long Biên

Nhận Định Bóng Đá149人已围观

简介Cầu Long Biên đang trong giai đoạn sửa chữaCầu có thể sập bất cứ lúc nàoT ...

Cầu Long Biên đang trong giai đoạn sửa chữa

Cầu có thể sập bất cứ lúc nào

 

Trong văn bản của Công ty tư vấn đầu tư và phát triển cầu Long Biên gửi Thủ tướng tháng 10.2014 có nội dung cảnh báo tính cấp bách của việc tu sửa cầu Long Biên. “Trải qua bao thăng trầm của lịch sử,ảotồnkiếntrúccầuLongBiêđội hình vfl wolfsburg gặp rb leipzig tàn phá của bom đạn, chiến tranh, cầu Long Biên hơn 100 tuổi đã xuống cấp trầm trọng. Nếu không đại tu cấp bách, cầu có thể sập bất cứ lúc nào”, văn bản nêu rõ.

Liên danh Công ty CP tư vấn đầu tư và xây dựng giao thông cùng Công ty CP tư vấn đầu tư và xây dựng đường sắt đã được chỉ định làm tư vấn thiết kế. Phía tư vấn thiết kế khẳng định: gia cố, sửa chữa các kết cấu trên cầu Long Biên trên cơ sở tôn trọng cấu tạo của các kết cấu cầu hiện tại. Những hạng mục bị hư hỏng nặng nhất theo khảo sát sẽ được ưu tiên, bên cạnh đó là những hạng mục lần sửa cầu năm 2010 chưa làm. Theo đó, một số hệ dầm được gia cố các điểm hư hỏng nặng hoặc thay mới, sơn chống ăn mòn. Mặt đường bộ cũng được thay thế các tà vẹt đã mục nát, hư hỏng, các bản mặt bê tông, mặt cầu, hệ thống lan can đường bộ, đường bộ hành...

Được biết, dự án Khôi phục cầu Long Biên giai đoạn 1 (hiện đang thực hiện) đảm bảo an toàn đường sắt đến năm 2020 có tổng kinh phí gần 298 tỉ đồng. Tuy đã có quyết định triển khai từ năm 2013, nhưng do thiếu vốn nên cuối năm 2014 mới chính thức được triển khai. Vì vậy, thời gian để lập thiết kế cơ sở cho dự án khá ngắn, gấp rút trong 2 tháng để dự án đi vào thi công trong năm 2015.

Ông Đặng Xuân Thủy, Tổng giám đốc Công ty CP tư vấn đầu tư và xây dựng đường sắt, khẳng định: “Thiết kế giữ nguyên hình dáng kiến trúc của cầu Long Biên, những bộ phận gỉ, hỏng sẽ được bóc ra để thay mới nhằm đảm bảo an toàn cho cầu”. Tuy nhiên, do cây cầu chưa được công nhận là “di sản”, nên ông Thủy cho rằng quá trình làm thiết kế không cần lấy ý kiến theo luật Di sản.

“Hồ sơ thiết kế cây cầu từ thời Pháp vẫn còn, hồ sơ các quá trình sửa chữa cải tạo, khảo sát cầu vẫn có, trên cơ sở đó chúng tôi khảo sát, đánh giá lại. Những đơn vị quản lý, sửa chữa cầu Long Biên cũng đều đã làm với cây cầu này rất lâu, biết được “bệnh tật” của từng vị trí”, ông Thủy khẳng định.

“Lập hồ sơ di tích cho cầu phức tạp lắm”

Tags:

相关文章