【xếp hạng 2 đức】Mua điều non: được hay mất?

作者:Ngoại Hạng Anh 来源:Thể thao 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-10 15:11:32 评论数:

Mua điều non kiếm lời

Gia đình anh Hoàng Văn Mười ở ấp Suối Đôi,điềunonđượchaymấxếp hạng 2 đức xã Đồng Tiến (Đồng Phú) có 2,5 ha điều hơn 10 năm. Năm nay, để tăng nguồn thu và tiện công chăm sóc, anh Mười mua thêm 2,5 ha điều non gần nhà với giá 65 triệu đồng. Anh cho biết, một vụ điều bỏ công chăm và thu lãi khoảng 30-40 triệu đồng/ha. Anh Lê Văn Quân ở ấp Cây Cầy, xã Tân Hưng (Đồng Phú) đã 3 năm mua điều non. Nhờ kinh nghiệm trồng điều lâu năm, anh có thể nhìn vườn đoán năng suất. Vụ điều năm nay, bên cạnh chăm sóc 5 ha điều của gia đình, anh mua thêm 1,7 ha điều non với giá 75 triệu đồng. “Nếu sản lượng vườn điều mua đạt 5 tấn thì gia đình lời khoảng 60 triệu đồng” - anh Quân nói.

Anh Hoàng Văn Mười tìm mua thêm vườn điều non với hy vọng tăng nguồn thu trong vụ điều năm nay

Theo kinh nghiệm của nhiều người phải tìm các hộ thiếu công làm, không có thời gian chăm sóc, thu hoạch để mua điều non. Ông H.V.T ở ấp Cây Cầy vừa bán 2 ha điều non vụ 2017 vì không có người chăm sóc. Ông T cho biết, gia đình phải tập trung làm trái cho hơn 4 ha quýt và bưởi da xanh, đồng thời lo lắng năng suất điều thấp nên đã bán điều non. Để đạt năng suất, yếu tố kỹ thuật khi chăm sóc cây sẽ quyết định chất lượng hạt. Nhưng được hay mất mùa lại phụ thuộc nhiều vào thời tiết.

Anh Lê Văn Quân cho biết, cách nay khoảng 3 tháng có nhiều người không phải là nông dân tìm mua điều non. Trong đó, nhiều người làm nghề kinh doanh, công chức nhà nước, không có thời gian rảnh để chăm sóc và thu điều. Họ bỏ vốn mua điều non và thuê người chăm sóc, thu hoạch. Nếu điều được mùa, mỗi héc ta cũng lời khoảng 25 triệu đồng. Với những người không có vốn, hoặc chưa có kinh nghiệm thường chọn mua vườn ở lần thu thứ hai trong vụ. Nghĩa là sau khi các nhà vườn đã thu ở lần ra trái đầu tiên thì họ tới vườn mua lại, chờ thu hoạch lần ra trái thứ hai của vụ. Nông dân gọi đây là thu mót cuối vụ. Kinh doanh theo cách này, người mua không cần đầu tư chi phí chăm cây như mua điều non mà vẫn có lời. Tuy vậy cách này nhiều rủi ro do không chắc chắn năng suất đợt hai sẽ như thế nào.

Được hay mất?

“Năm ngoái, tôi tính mua điều non nhưng thấy điều nguy cơ mất mùa nên chỉ tập trung chăm sóc vườn của gia đình. Sau đó đúng là mất mùa, nhiều vườn điều giảm 60-70% sản lượng” - anh Mười cho biết. Vụ điều năm nay, lượng bông trên mỗi cây trổ dày, trái kết chùm nhiều nhưng ra chậm hơn mọi năm nên thời gian tới thu hoạch còn dài khiến người mua điều non vụ này vừa vui vừa nơm nớp lo. Bên cạnh nhiều cây vừa kết trái to bằng ngón tay út, đang trổ bông, có không ít cây rộ bông, cho trái chín khiến việc thu hoạch kéo dài, tốn nhiều công.

Thời tiết ngày càng diễn biến thất thường, mưa trong mùa khô và xuất hiện sương muối kéo dài. Anh Quân đã thất bại ở 2 vụ điều non trước, năng suất chỉ 6 tạ/ha. Dù vậy, năm nay anh vẫn mua 1,7 ha điều non. Anh cho biết: “Năm 2015, tôi mua 4 ha điều non trong 2 năm với giá 18 triệu đồng/ha, cộng tiền thuê người nhặt và thuốc bảo vệ thực vật, phân bón thì phí đầu tư khoảng 22 triệu đồng/ha. Tuy nhiên do ảnh hưởng của thời tiết diễn biến phức tạp nên vụ điều mất trắng. Năm nay, tôi mua ít, chọn vườn xanh tốt, cây phát triển đều và đẹp”.

Mua được vườn điều non, nhiều trường hợp chỉ chú trọng lợi nhuận, muốn điều ra nhiều bông đã sử dụng thuốc kích thích. Tuy nhiên, người mua không ngờ được việc dùng thuốc kích thích chỉ làm cây ra nhiều bông, nhưng đậu trái hay không tùy thuộc vào điều kiện thời tiết, tính chất đất trồng. Sau khi hợp đồng mua bán kết thúc, không biết người mua có lời hay không nhưng chủ vườn nhận lại một vườn điều đã giảm năng suất. Bởi trong thời gian thực hiện hợp đồng, chủ vườn đã để người mua chăm sóc và thu hoạch điều theo cách “ăn xổi”, tác động xấu đến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây.

Có nhiều lý do để nhà vườn chọn phương án bán điều non thay vì bỏ công chăm sóc, thu hoạch và nhiều người tìm mua với hy vọng “một vốn bốn lời”. Tuy dùng nhiều cách để bù trừ được mùa - mất mùa giữa các niên vụ nhưng “được” hay “mất” chỉ người mua và người bán hiểu rõ nhất. Hậu quả nhãn tiền là mỗi vườn điều bán non đều bị vắt kiệt sức sống. Do đó, hộ trồng điều nên đầu tư chăm sóc để cây cho năng suất ổn định thay vì để người khác khai thác làm ảnh hưởng tới năng suất lâu dài.

Cẩm Nhung

最近更新