【kết quả trận shanghai shenhua】Thời cơ vàng cho ngành nông nghiệp
Hướng tới nền nông nghiệp bền vững
Liên minh châu Âu (EU) là thị trường lớn với GDP đứng thứ 4 thế giới,ờicơvàngchongànhnôngnghiệkết quả trận shanghai shenhua hàng năm lượng nhập khẩu (NK) nông sản của thị trường này khoảng 150 tỷ USD. Trong khi đó, hiện giá trị xuất khẩu (XK) ngành nông nghiệp Việt Nam trên toàn cầu mới đạt trên 40 tỷ USD, XK sang EU mới đạt trên 5 tỷ USD. Đồng nghĩa, khi EVFTA đi vào thực thi, ngành nông nghiệp còn nhiều dư địa để thâm nhập sâu hơn vào thị trường EU.
Thâm nhập thị trường EUlà thách thức đối với nông sản Việt |
Theo ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn - Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế - (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - NN&PTNT), thu nhập trung bình của người dân ở EU thuộc mức cao và họ sẵn sàng chi trả cho những mặt hàng có giá và chất lượng cao hơn các quốc gia khác. Đây là cơ hội rất tốt để ngành nông nghiệp Việt Nam chuyển mình không chỉ về số lượng mà cả về chất lượng, theo đúng định hướng tái cơ cấu nông nghiệp, hướng tới một nền nông nghiệp có giá trị cao hơn, chất lượng tốt hơn, bền vững hơn. EU có lẽ là trường hợp đầu tiên khi giảm thuế cho cả hàng chế biến nông sản, điều đó mang lại rất nhiều lợi ích khi chúng ta có cơ hội đưa hàng sang thị trường này. Theo ước lượng của một số nhóm nghiên cứu, EVFTA được thực thi có thể giúp tăng trưởng XK mỗi năm trên 1 tỷ USD vào thị trường EU, từ đó thúc đẩy tăng trưởng GDP trong nông nghiệp vào cỡ 0,4 – 0,5% /năm.
Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, ông Ywert Visser - Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp (DN) châu Âu tại Việt Nam (Eurocham) - cho rằng: Người tiêu dùng EU rất ưa chuộng các sản phẩm nông sản-thủy sản của Việt Nam như: Chè, cà phê, ca cao, các loại gia vị… Song lượng nông sản NK vào EU từ Việt Nam vẫn còn thấp, nhưng sản lượng này sẽ tăng lên nếu EVFTA được thực thi trong thời gian tới. Hơn nữa, việc DN EU đặt hàng các mặt hàng nông sản có thể tạo ra nguồn thu ổn định cho nông dân Việt Nam, họ cũng có thể áp dụng các công nghệ canh tác sản xuất tiên tiến từ EU theo hướng bền vững hơn.
Đổi mới mô hình sản xuất
Theo ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI): Song song với thuận lợi, vẫn còn nhiều thách thức mà Việt Nam cần phải vượt qua. Cụ thể hơn, ông Lộc cho rằng, năng lực cạnh tranh của DN Việt Nam vẫn ở mức trung bình của thế giới, nhưng chúng ta vươn tới châu Âu, cạnh tranh với châu Âu là cạnh tranh với những DN có năng lực hàng đầu thế giới. Vì thế, việc nâng cao năng lực cạnh tranh cho hàng hóa của Việt Nam là quan trọng nhất.
Ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn cho rằng, trong bối cảnh ngành nông nghiệp Việt Nam vẫn có quy mô sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, chưa thành chuỗi liên kết, ngành nông nghiệp cần tận dụng tốt cơ hội, thúc đẩy đổi mới mô hình sản xuất cho ngành nông nghiệp.
Tuy nhiên, còn một thách thức khác, đó là sự cạnh tranh giữa DN trong và ngoài nước, tiêu biểu nhất là ngành chăn nuôi. Đối với các DN đủ lớn thì họ có đủ khả năng để cạnh tranh, còn với các DN quy mô nhỏ, hợp tác xã thì đây là một thách thức. Vì vậy, tới đây ngành nông nghiệp cần tiếp tục củng cố, phát triển hợp tác xã quy mô lớn hơn, hiệu quả tốt hơn.
Đặc biệt, đối với ngành nông nghiệp khi tham gia Hiệp định, thì đảm bảo các tiêu chuẩn bên phía EU là quan trọng nhất, và cần tăng cường hiệu lực của hệ thống kiểm định chất lượng. Thời gian qua, Bộ NN&PTNT với sự hỗ trợ của các bộ, ngành, tổ chức quốc tế, đã tập trung đầu tư hệ thống phòng thí nghiệm, kiểm định chất lượng. Dự kiến, các hoạt động này vẫn được đẩy mạnh trong thời gian tới, nhằm tăng cường năng lực hàng hóa trong nước, đồng thời có thể kiểm tra được chất lượng hàng hóa nước ngoài đưa vào Việt Nam.
"Chúng tôi đã nỗ lực xử lý một loạt vấn đề như xử lý gỗ đảm bảo chứng chỉ bền vững, gỡ thẻ vàng với ngành thủy sản, tập trung nỗ lực cao nhất để làm sao xây dựng được mã số vùng trồng… Những việc đó phải làm từ câu chuyện chính sách, khung pháp lý, đầu tư hỗ trợ, tuyên truyền, vận động với người dân và DN. Chúng tôi cũng sẽ phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương để tham gia vào câu chuyện tranh chấp, hàng giả để xây dựng cơ chế hòa giải trong EVFTA" - ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn cho biết thêm.
Ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn- Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ NN&PTNT): Thị trường EU với những yêu cầu rất khắt khe, nhưng nếu chúng ta vượt qua thì cũng đồng nghĩa sẽ XK được hàng sang các thị trường khác. |
(责任编辑:World Cup)
- ·7 tháng đầu năm Quảng Nam có 1.473.435 người tham gia B
- ·Lệ phí cấp phép nhập thiết bị thu
- ·Cao tốc Hà Nội
- ·Thuế nhập khẩu sắt, thép sản xuất tanh lốp xe còn 0%
- ·Diễn biến vụ 4 mẹ con bị chồng sát hại ở Khánh Hòa
- ·JICA hỗ trợ Việt Nam tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước
- ·6 nguyên tắc đảm bảo hiệu quả đầu tư công
- ·Hướng dẫn thu phí, lệ phí tại cảng, bến thủy nội địa
- ·HCM City's armed forces honoured with Hero of People's Armed Forces title for third time
- ·Hải quan TPHCM thực tập phương án chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho CBCC
- ·Microsoft ra laptop đầu tiên, cập nhật nhiều thiết bị Windows 10
- ·Dự kiến phí cấp bằng lái xe 150.000 đồng/lần
- ·11 đơn vị sự nghiệp Hòa Bình đủ điều kiện giao vốn
- ·KBNN Quảng Bình: Quy định trách nhiệm đến từng cán bộ
- ·Nhận định, soi kèo Biskra vs Mecheria, 22h00 ngày 6/1: Xốc lại tinh thần
- ·WB chia sẻ kinh nghiệm cải cách hành chính công
- ·Hải quan Lạng Sơn làm thủ tục cho gần 56 nghìn tấn nông sản XK trong 5 ngày nghỉ lễ
- ·Cấp phát gạo dự trữ cho người dân bị ảnh hưởng do cá chết bất thường
- ·Viettel tri ân khách hàng dịp Tết Ất Tỵ với loạt ưu đãi xuyên Tết
- ·Kho bạc Nam Định: Điểm sáng về thanh toán vốn đầu tư