当前位置:首页 > Cúp C2

【kqbd ngoai hang】Mỹ tái khẳng định cam kết với châu Á

my tai khang dinh cam ket voi chau a thai binh duong

Tổng thống Obama tuyên bố Mỹ sẽ tăng cường vai trò lãnh đạo tại Châu Á- Thái Bình Dương

Trong chuyến công du lần này,ỹtáikhẳngđịnhcamkếtvớichâuÁkqbd ngoai hang Tổng thống Obama sẽ chủ trì Hội nghị hàng năm các nhà lãnh đạo của tổ chức Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) vào ngày 12 và 13-11 tại Honolulu, Hawaii. Tiếp đó, ông Obama sẽ thực hiện chuyến thăm bị trì hoãn lâu nay tới đồng minh Australia.

Chặng dừng chân cuối cùng của ông Obama là Bali (Indonesia). Tại đây, ông sẽ lần đầu tiên tham dự Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS) và đồng chủ trì cuộc gặp lần thứ ba các nhà lãnh đạo Mỹ-ASEAN để thúc đẩy các sáng kiến hợp tác giữa Mỹ với các quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á.

Chuyến công du châu Á của ông Obama lại được tuyên truyền mạnh mẽ. Các quan chức cấp cao của Nhà Trắng cho biết trong thời gian ở châu Á, ngài Tổng thống sẽ nhấn mạnh thông điệp: Tăng cường xuất khẩu của Mỹ sang châu Á-Thái Bình Dương là một biện pháp thiết yếu để tạo công ăn việc làm cho người Mỹ ở trong nước, một chủ đề mà nhiều tháng qua ông Obama đã đi khắp các bang của nước Mỹ để quảng bá và thúc đẩy.

Các cộng sự của Nhà Trắng cho biết, ông Obama có ý định sẽ tận dụng hội nghị thượng đỉnh APEC và EAS trước hết để hối thúc 8 quốc gia gồm Australia, Brunei, Chile, Malaysia, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam cùng Mỹ đẩy nhanh các cuộc đàm phán để sớm ký kết "Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương" (TPP), một hiệp định buôn bán mà chính quyền Obama xác định sẽ là hình mẫu cho giao thương toàn cầu trong thế kỷ 21.

Ông Ernest Bower, Giám đốc Chương trình Đông Nam Á thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) cho rằng Tổng thống Obama đã xác định nếu nước Mỹ muốn "thoát ra khỏi tình trạng ì ạch hoặc suy thoái thì châu Á là một phần của câu trả lời".

Trước chuyến công du châu Á không lâu, ông Obama đã tiếp Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak và khẳng định "Mỹ là một quốc gia tiếp giáp Thái Bình Dương và Mỹ sẽ tăng cường vai trò lãnh đạo tại khu vực này". Trong khi đó, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton cũng đã có bài viết đăng trên tạp chí "Foreign Policy" số ra trong tháng 11 với đầu đề "Kỷ nguyên Thái Bình Dương của Mỹ", trong đó khẳng định tương lai chính trị sẽ được quyết định ở châu Á, chứ không phải Afghanistan hay Iraq.

Báo Washington Post nhận định mặc dù châu Âu vẫn là bạn hàng buôn bán hàng đầu của Mỹ, song chuyến thăm châu Á lần này của ông Obama phản ánh sự coi trọng ngày càng tăng của chính quyền Obama đối với khu vực này. Hy vọng của chính quyền Obama là sự phát triển kinh tế nhanh chóng và năng động của châu Á sẽ giúp đưa nước Mỹ thoát ra khỏi những khó khăn về kinh tế kéo dài những năm qua. Nó cũng giúp tạo thế cho tương lai chính trị chưa có gì chắc chắn của ông Obama, nhất là năm tới sẽ diễn ra cuộc tổng tuyển cử bầu lại tổng thống.

Với EAS, đây là lần đầu tiên Mỹ chính thức tham gia. Phó Cố vấn An ninh của Nhà Trắng Ben Rhodes cho biết ông Obama dự kiến sẽ có một loạt cuộc hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào, Tổng thống Nga Dmitry Medvedev, Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh cùng các nhà lãnh đạo Thái Lan, Philippines và Indonesia.

Tại diễn đàn EAS, ông Obama cũng sẽ phát đi một thông điệp tương tự như tại hội nghị APEC, rằng Mỹ muốn là một đối tác kinh tế đáng tin cậy và coi châu Á-Thái Bình Dương là khu vực phát triển năng động nhất của thế giới trong nhiều thập kỷ tới và là khu vực mà ổn định và anh ninh là tối cần thiết.

Để minh chứng cho vai trò ngày càng quan trọng của khu vực, trong bài phát biểu đầu tháng 8 vừa qua ở Bangkok (Thái Lan), Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề châu Á-Thái Bình Dương Kurt Campbell khẳng định chính sách đối ngoại của Mỹ trong những năm tới sẽ là chuyển trọng tâm từ khu vực Trung Đông sang khu vực châu Á-Thái Bình Dương, khu vực hiện chiếm gần một nửa kim ngạch thương mại toàn cầu và chiếm tới 60% tổng kim ngạch xuất khẩu của Mỹ.

Bạch Dương

分享到: