【du doan may tinh】Giảm phát thải trong chuỗi cá tra để phát triển bền vững
Ngành hàng cá tra vùng ĐBSCL đang hướng đến sản xuất theo mô hình kinh tế tuần hoàn,ảmphtthảitrongchuỗictrađểphttriểnbềnvữdu doan may tinh áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong chế biến, bảo quản và vận chuyển để giảm phát thải.
Sản phẩm cá tra Việt Nam đã có mặt trên 140 thị trường thế giới.
Từ thực tế của ngành cá tra
Trong các tháng đầu năm 2023 xuất khẩu thủy sản Việt Nam tương đối trầm lắng. Kể từ tháng 5-2023 đến nay, Cục Thủy sản đánh giá tình hình xuất khẩu có dấu hiệu cải thiện. Đặc biệt trong tháng 9-2023, giá trị xuất khẩu thủy sản đạt 862 triệu USD, tương đương so với cùng kỳ năm 2022.
Ông Trần Đình Luân, Cục trưởng Cục Thủy sản nhận định có nhiều tín hiệu khởi sắc từ các thị trường trong các tháng cuối năm. Ông Luân tin tưởng, nhu cầu sản phẩm thủy sản sẽ tăng, khả năng giúp Việt Nam đảm bảo mục tiêu xuất khẩu năm 2023. Ngành cá tra đã, đang là một trong những ngành hàng thủy sản chủ lực. Sản phẩm cá tra Việt Nam đã có mặt trên 140 thị trường thế giới.
Ông Trần Đình Luân đánh giá, thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn theo hình thức hợp tác công tư trong chế biến thủy sản là cách tiếp cận tốt. Bởi ngành có khả năng kết nối nhiều bên liên quan, dựa trên năng lực và nhu cầu, từ cơ quan quản lý Trung ương, địa phương đến các doanh nghiệp trong toàn chuỗi, kể cả các nhà khoa học, nhà nghiên cứu.
Ông Luân nhấn mạnh, bối cảnh khó khăn chung hiện nay, từng ngành, lĩnh vực sản xuất phải có những nghiên cứu hướng đến giảm phát thải. Việc chủ động thực hiện nhiều quy trình công nghệ, các thực hành sản xuất tốt hay sáng kiến sẽ giúp ngành chủ động khi thị trường nhập khẩu đưa ra các yêu cầu, tiêu chuẩn về giảm phát thải trong thời gian tới.
Đối với chuỗi giá trị cá tra, việc khởi động các nghiên cứu để đánh giá hiện trạng, phân tích thách thức cũng như xác định điểm mạnh, yếu ngành đã và đang gặp phải khi phát triển theo mô hình kinh tế tuần hoàn là cần thiết. Đây là bước đầu tạo cơ sở để các chủ thể tham gia chuỗi giá trị đưa ra giải pháp công nghệ sản xuất tiết kiệm, giảm phát thải, phát triển bền vững.
“Trong chuỗi giá trị cá tra rất dài, từ khâu sản xuất giống, đến các nhà sản xuất, cung ứng vật tư đầu vào, quy trình nuôi, thu mua, vận chuyển, chế biến, xuất khẩu… nhiều mắt xích. Nhóm đối tác công tư với sự tham gia của nhiều trường đại học, viện nghiên cứu, doanh nghiệp, các tổ chức trong và ngoài nước, sẽ xây dựng các sáng kiến sẽ giải quyết từng khâu chuỗi trong mắt xích đó”, ông Luân nhấn mạnh vai trò của nhóm đối tác công tư.
Nhóm đối tác công tư về thủy sản sẽ là chủ thể đưa các nghiên cứu, khoa học kỹ thuật giúp giảm phát thải trong nuôi cá tra được tốt và nhanh nhất. Trước đó, vào năm 2020, nhóm đối tác công tư về thủy sản được Bộ NN&PTNT thành lập. Trên cơ sở đó, Cục Thủy sản đã ban hành Quyết định thành lập 6 tiểu nhóm, trong đó có ngành cá tra. Nhóm đối tác công tư thủy sản hoạt động trên nguyên tắc tự nguyện, bền vững giữa khối tư nhân tham gia đầu tư, sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ trong chuỗi sản phẩm thủy sản và khối công (nhà nước) bao gồm các cơ quan, tổ chức quản lý, đơn vị sự nghiệp của nhà nước liên quan.
Đến giảm phát thải
Ông Nguyễn Bá Thông, quản lý của Tổ chức Sáng kiến Thương mại bền vững (IDH) cho rằng, để thúc đẩy chuỗi sản xuất cá tra bền vững, giảm phát thải, cần đưa ra công cụ nghiên cứu, đo đạc, đánh giá và lộ trình giảm phát thải trong chuỗi. Trong đó, cần tìm ra điểm nóng phát thải trong chuỗi để xây dựng các sáng kiến thực hành giảm phát thải và nhân rộng cho toàn ngành. Hơn nữa những tính toán giảm phát thải cần thực hiện trên toàn chuỗi, không riêng lẻ một trang trại hay ao nuôi.
Các yếu tố gây phát thải trong chuỗi giá trị cá tra được ông Thông xác định là: thức ăn, chất lượng nước đầu vào, bùn thải, quá trình sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển thương mại và thất thoát sản phẩm sau thu hoạch…
Trong đó, thức ăn là yếu tố đầu tiên khiến phát thải khí nhà kính ở mức cao. Do thức ăn trong nuôi cá tra chủ yếu lấy từ nguyên liệu nhập khẩu (đậu nành, bắp...). Trên thế giới, nguồn nguyên liệu này được trồng trên đất phá rừng, nên được gắn hệ số phát thải rất lớn. Việc hạn chế sử dụng thức ăn nhập khẩu là yếu tố góp phần giảm phát thải trong sản phẩm cá tra. Khi xuất khẩu, nếu chất lượng sản phẩm tốt, hệ số phát thải thấp thì năng lực cạnh tranh mạnh hơn.
Hiện nay, IDH đang phối hợp cùng các đối tác thực hiện nghiên cứu, đưa ra các sáng kiến tận dụng bùn thải và các phụ phẩm nông nghiệp làm nguồn thức ăn nuôi côn trùng. Tận dụng lượng côn trùng này để phục vụ sản xuất bột côn trùng, quay trở lại làm thức ăn trong nuôi cá tra, thay thế bột cá hay một phần nguyên liệu nhập khẩu. Bởi thực tế cho thấy, hiện chi phí thức ăn trong nuôi cá tra chiếm 70-80% giá thành sản xuất. Do đó, nếu giảm giá thành thông qua giải pháp tuần hoàn, tái sử dụng phụ phẩm nông nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho hộ nuôi.
Theo bà Phạm Thị Thu Hồng, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Cá tra Việt Nam, các địa phương cần xây dựng quy hoạch chi tiết, các khu vực nuôi cần phải quy hoạch đồng bộ với hệ thống cấp và thoát nước riêng biệt. Tiến tới hình thành những vùng sản xuất cá tra tập trung, nhân rộng mô hình nuôi cá tra công nghệ cao, tuần hoàn, tận dụng bùn thải thu hồi. Tăng cường kiểm soát chất lượng cá bố mẹ, con giống, thức ăn, kiểm soát bệnh cá để giảm thiểu chất thải tác động môi trường. Cùng với đó, cần đẩy mạnh đầu tư công nghệ chế biến phế phụ phẩm để nâng cao giá trị chuỗi sản phẩm ngành hàng.
Bà Phạm Thị Thu Hồng nhấn mạnh: Ngành hàng cá tra cần phải có một chiến lược hoạch định bền vững, trong đó quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường, đặc biệt là đưa ra những nghiên cứu, những giải pháp phù hợp, tính thực tiễn cao để giảm thiểu phát thải ra môi trường nhiều nhất.
Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam, các đơn vị liên quan và địa phương cần đẩy mạnh việc hỗ trợ doanh nghiệp, người nuôi xây dựng chuỗi giá trị an toàn, chất lượng sản phẩm, liên kết sản xuất từ khâu tạo giống, môi trường và kỹ thuật nuôi trồng, thu hoạch và chế biến…
“Các địa phương trên cơ sở các chuỗi về cá tra, chúng ta về củng cố lại để xây dựng. Tôi rất muốn các doanh nghiệp phối hợp lại xây dựng chuỗi, gắn với vùng nuôi, ao nuôi, theo tổ chức HTX, hay là tổ hợp tác gì đó với doanh nghiệp, để chúng ta xây dựng một chuỗi kiểm soát được an toàn thực phẩm, đảm bảo nguồn cung, mới vững được còn không rất khó, chính cái này mới giảm được chi phí. Sắp tới không có chuỗi là không có được đâu, cái gì cũng phải có chuỗi, chỉ sớm muộn thôi thì chúng ta nhanh chân một bước và nhất là các doanh nghiệp có uy tín, có vị thế từ lâu rồi thì cũng đứng ra cùng phối hợp với các đơn vị và các địa phương để xây dựng chuỗi sản phẩm an toàn”, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam nhấn mạnh.
Bài, ảnh: MỘNG TOÀN
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- PM offers incense in tribute to late government leaders
- Shophouse không phép trong dự án Khu công nghiệp APEC Điềm Thụy
- Nhà ở cho chuyên gia
- Đê mê trước căn hộ xanh, vew sông Hồng mộng mơ của nữ họa sĩ
- Khám phá biệt thự bằng tre độc đáo có độ bền như thép
- Aqua City hấp dẫn nhà đầu tư với loạt sản phẩm ‘hàng hiếm’
- Sun Group ra mắt ‘siêu phẩm’ giới hạn Sun Onsen Village Limited Edition
- Picenza Riverside
- Chạy trốn CSGT, nhóm thanh niên 'kẹp 3' bị tai nạn chết người
- Có tiền cũng không mua được nhà ở ngoại ô, khách hàng bật khóc vì đấu thầu trong bất lực
- Bcons Miền Đông bàn giao căn hộ từ tháng 3/2021
- TP.HCM lý giải 61 dự án BĐS bị ‘ngâm’ hồ sơ chấp thuận đầu tư
- Biển số ô tô 65A
- Căn hộ FLC 52m2 ở Nam Từ Liêm hút khách
- Agribank sẽ trao thưởng 1 tỷ đồng khi Đội tuyển Việt Nam vô địch Giải Bóng đá Đông Nam Á 2024
- Bất động sản công nghiệp
- Ngăn giới đầu cơ ‘thổi’ giá đất, TP.HCM chỉ đạo khẩn
- Cận cảnh khu liên cơ nghìn tỷ 2 sở ‘ngồi chưa ấm chỗ’ đã rời đi
- Long An: Tập huấn nghiệp vụ về thông tin và truyền thông
- Có thể gặp rủi ro gì nếu làm mất sổ đỏ?