【rio ave đấu với sporting】Hãy thực sự là bài thuốc cho sức khỏe tinh thần
VHO - Trạm cứu hộ trái tim phát sóng trên kênh VTV3 đang nhận về nhiều ý kiến trái chiều khi bị cho là khai thác drama quá đà đến mức “độc hại”. Dù được khẳng định là dòng phim “chữa lành”,ãythựcsựlàbàithuốcchosứckhỏetinhthầrio ave đấu với sporting nhưng không ít khán giả cho rằng sau khi xem phim, tâm hồn họ đã bị “dằn vặt” bởi đủ các kiểu thủ đoạn được “phơi” lên sóng, đặc biệt là trong khung giờ nhiều thế hệ khán giả cùng ngồi thưởng thức một tác phẩm truyền hình về đề tài hôn nhân, gia đình.
Sốc vì kịch bản
Ngay từ những tập đầu, Trạm cứu hộ trái tim đã hé lộ những góc khuất về chuyện ngoại tình. Đặc biệt, phim có tới ba tuyến nhân vật nam liên quan đến vấn đề nhạy cảm này, đó là ông Trường (NSƯT Phạm Cường), bố của nữ chính Ngân Hà (Hồng Diễm); Nghĩa (Quang Sự), chồng của Ngân Hà; Lân, chồng của cô bạn thân Mỹ Đình (Thúy Diễm).
Một mặt, Nghĩa giả bộ yêu thương, chiều chuộng hết mực người vợ Ngân Hà, nhưng đằng sau anh này lại có tâm cơ đen tối, âm thầm bỏ thuốc tránh thai vào sữa của vợ vì không muốn có con với cô. Thực chất, Nghĩa và cô bồ An Nhiên (Lương Thu Trang) đã có một bé trai 6 tuổi. Ở tình tiết khác, Nghĩa tới nhà An Nhiên dự sinh nhật con trai nhưng không quên gọi điện ngọt ngào cho Ngân Hà khiến người xem “nổi gai ốc” vì sự trơ trẽn của hắn. Trong khi đó, Ngân Hà một mực tin tưởng người chồng “mẫu mực” và hết lòng vun vén cuộc sống gia đình. Thậm chí, cô và An Nhiên còn có nhiều lần gặp mặt vì cô bồ vốn là bác sĩ tâm lý cho bà Lan Hạ (NSND Thu Hà), mẹ đẻ của Ngân Hà.
Đối với Nghĩa, việc sống “ẩn danh”, cố gắng che giấu con trai riêng suốt 5 năm trong khi vẫn qua lại với cô bồ và con trai, toan tính trả thù gia đình Ngân Hà là do bố của Ngân Hà có liên quan đến cái chết của ông Quang (bố đẻ của Nghĩa). Một điểm khiến khán giả khó chịu là trong khi Ngân Hà yếu đuối, cả tin, ngờ nghệch bao nhiêu thì An Nhiên lại ma mãnh bấy nhiêu khi sẵn sàng để người mình yêu cưới cô gái khác chỉ vì báo thù.
Trên các diễn đàn, nhiều khán giả thể hiện sự bức xúc khi các tình tiết trong phim bị bi kịch hóa đến mức phi lý, khiến họ không khỏi ức chế. “Phim thật khó hiểu”; Phim “chữa lành” nhưng xem xong tâm hồn như bị “xé rách”; “Bố vợ, con rể đều cặp bồ, phim có nhất thiết phải làm người phụ nữ khổ đến vậy không? Thật sự sốc vì phim”… là một số bình luận không đồng tình của khán giả dành cho bộ phim.
“Căng não” vì xem phim
Ngay từ buổi họp báo ra mắt phim, sau khi xem trailer, phóng viên đã đặt câu hỏi: Liệu đây có thật sự là dòng phim “chữa lành” hay không? Vì chỉ qua trailer ngắn, người xem đã có thể thấy được những drama “nặng đô” liên quan đến chuyện ngoại tình. Tuy nhiên, đạo diễn Vũ Trường Khoa khẳng định: “Tôi chắc chắn đây không phải là bộ phim tập trung khai thác chuyện ngoại tình. Ngoại tình chỉ là yếu tố tạo nên câu chuyện. Khi tôi học biên kịch, nhà trường đã dạy rằng kịch và phim chỉ xoay quanh 36 tình huống, còn cách mỗi người kể chuyện sẽ khác đi”.
Diễn viên Lương Thu Trang khi được hỏi đã bày tỏ, An Nhiên là vai diễn thử thách nhất đối với cô. Cô sẵn sàng nhận “gạch đá” từ dư luận vì đây là nhân vật rất đáng ghét. Thậm chí có những phân cảnh, cô tự hỏi mình đã diễn đủ để khán giả “căm phẫn” hay chưa. Chính những chia sẻ này đã khiến người xem phải đặt câu hỏi và cho rằng nhân vật này phải phản diện đến đâu thì khán giả mới… thù ghét đến thế? Thế nhưng sau tất cả, đại diện đoàn làm phim vẫn khẳng định Trạm cứu hộ trái tim sẽ là bộ phim “chữa lành” giống như tên gọi, nhất là gần về cuối.
Thực tế, dòng phim “chữa lành” luôn nhận được sự yêu mến của khán giả, dù không cần đến drama phải đẩy lên mức cao trào. Các bộ phim luôn hướng đến sự tươi sáng, tích cực, lan tỏa thông điệp ý nghĩa qua câu chuyện nhẹ nhàng; thu hút nhờ yếu tố gần gũi, đời thường. Đừng làm mẹ cáu, Gia đình mình vui bất thình lình, Cuộc đời vẫn đẹp sao, Nhà trọ Balanha… đều là những tác phẩm “chữa lành” thu hút khán giả. Sau khi lên sóng, phim nhận được “cơn mưa” lời khen vì tính nhân văn, sự hài hước và dí dỏm. Những biến cố trong phim có nhưng không đến mức bị bi kịch hóa như ở Trạm cứu hộ trái tim.
Dường như việc phải khiến khán giả “tức điên lên” không còn là “công thức” lý tưởng cho những bộ phim truyền hình. Dù vẫn được đánh giá là bộ phim có màu sắc khác biệt so với những bộ phim đề tài hôn nhân, gia đình, nhưng người xem vẫn mong muốn Trạm cứu hộ trái tim hãy thực sự là phim “chữa lành” như thông điệp mà ê kíp sản xuất muốn chuyển tải. Sau một ngày học tập, làm việc căng thẳng, đa số khán giả ưa thích những bộ phim nhẹ nhàng, sâu lắng và không cần đến quá nhiều yếu tố kịch tính. Đặc biệt, phim “chữa lành” còn góp phần không nhỏ trong giải quyết những vấn đề về sức khỏe tâm thần. Do đó, việc lạm dụng drama sẽ chỉ khiến người xem phải “căng não” theo dõi, mang đến sự khó chịu và vô hình chung lại tạo hiệu ứng ngược.