【kết quả kashima】Khánh Bình Ðông nỗ lực vì nông thôn mới

时间:2025-01-10 21:51:07 来源:Empire777

Báo Cà Mau(CMO) “Hơn 10 năm phấn đấu xây dựng nông thôn mới (NTM), xã đã hoàn thành các tiêu chí, hiện đang chờ cấp thẩm quyền thẩm định, công nhận”, ông Cao Văn Ðạt, Phó chủ tịch UBND xã Khánh Bình Ðông, phấn khởi cho biết.

Mô hình đưa màu xuống ruộng của nông dân ấp Minh Hà A góp phần rất lớn để Khánh Bình Ðông về đích tiêu chí thu nhập. Ảnh: NGỌC MINH

Ðời sống đồng bào Khmer thay đổi

Toàn Ấp 9, xã Khánh Bình Ðông có 75 hộ là đồng bào dân tộc với hơn 300 khẩu, đời sống những năm gần đây đã khấm khá. Họ chí thú làm ăn, tích cực tham gia các phong trào hoạt động tại địa phương.

Ông Trần Văn Bính, Trưởng Ấp 9, cho rằng: “Trước đây, hộ dân tộc Khmer trên địa bàn ấp nếu có 10 hộ thì hết 9 hộ thuộc diện nghèo và cận nghèo. Những năm gần đây, nhờ sự kèm cặp, hướng dẫn tận tình của các đảng viên, hội viên nên bà con làm ăn ngày càng khấm khá. Một phần nhờ địa phương vận động nhiều nguồn hỗ trợ, từ nhà cửa đến những vật dụng thiết yếu như nhà vệ sinh, bồn chứa nước, cả vốn vay để phát triển kinh tế gia đình nên đời sống bà con cải thiện rất nhiều”.

Chị Nguyễn Thị Nga, hội viên phụ nữ Ấp 9, bộc bạch: “Trước đây hình ảnh dễ bắt gặp nhất đối với hộ đồng bào dân tộc trong ấp là nhậu nhẹt suốt ngày, lười lao động, trẻ em bỏ học giữa chừng và không việc làm. Giờ đây thanh niên trong độ tuổi hầu hết đi lao động ngoài tỉnh. Tình trạng rượu chè của cánh đàn ông giảm hẳn".

Sống xen ghép với đồng bào người Kinh, cuộc sống đồng bào dân tộc đỡ hơn. Ông Cao Văn Ðạt bộc bạch: “Một khi người dân tộc sống cùng người Kinh thì họ sẽ nhanh thay đổi nhận thức, tập quán cũng theo đó thay đổi theo. Từ việc học hỏi, tích luỹ kinh nghiệm làm giàu đến thói quen trong sinh hoạt cũng thay đổi. Kết quả đó đã được minh chứng từ những xóm người dân tộc sống xen ghép cùng người Kinh. Họ có trình độ cao hơn, đi lao động ngoài tỉnh và gửi tiền về quê giúp đỡ gia đình…”.

Chờ ngày công nhận

Toàn xã có 16 ấp với hơn 4.000 hộ dân, 3 dân tộc Kinh, Hoa, Khmer sống đan xen nhau. Cơ cấu kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Từ khi xây dựng NTM, thu nhập bình quân đầu người tăng khá, từ 16 triệu đồng (năm 2015) nay tăng lên 50,5 triệu đồng. Toàn xã không còn hộ gia đình ở nhà tạm, nhà dột nát, trên 98% hộ dân có điện an toàn để sử dụng. Hộ nghèo từ hơn 20% (năm 2016) nay chỉ còn 3,62%, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển nhanh những năm gần đây. Hơn 200 nhà vệ sinh được đầu tư hỗ trợ người dân.

Chương trình xây dựng NTM  tạo chuyển biến tích cực, mạnh mẽ đến phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân, từ đó tranh thủ được sự đồng tình hưởng ứng cao của cả cộng đồng.

Tuy nhiên, dịch bệnh kéo dài đã ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất, kinh doanh và đời sống của bà con. Ông Ðạt trần tình: “Toàn xã có hơn 2.000 dân lao động ngoài tỉnh, kẹt lại các vùng dịch TP Hồ Chí Minh, Bình Dương…, một số về được thì cách ly tập trung và sau cách ly chưa có được việc làm ổn định. Dù chưa có con số thiệt hại cụ thể nhưng chúng tôi biết rằng sắp tới đây tiêu chí số 11 (hộ nghèo) sẽ là bài toán rất khó cho địa phương”.

Dù không nằm trong kế hoạch về đích trong xây dựng NTM của tỉnh, nhưng Khánh Bình Ðông đã hoàn thành và trình hồ sơ sớm nhất để thẩm định, công nhận. Hy vọng rằng với sự nhanh nhạy, chủ động này, Nhân dân xã Khánh Bình Ðông sẽ được đón nhận danh hiệu xã NTM trong thời gian gần nhất./.

 

Huệ Như

 

推荐内容