Nền tảng đám mây All-in-One
Nền tảng đám mây đổi mới cho phương tiện giao thông (Drive Sweden Innovation Cloud - DSIC) là một dự án quản lý giao thông thông minh của Thuỵ Điển. DSIC được thiết kế để trở thành môi trường giao dịch dữ liệu,êuđámmâyGiảipháptươnglaichoxekhôngngườiláitạiThuỵĐiểbong da trực tiếp cũng như trao đổi các công cụ kỹ thuật số phục vụ mục đích hợp tác, sáng tạo và cung cấp dịch vụ thương mại đối với các phương tiện tự động trong tương lai.
Về bản chất, DSIC là nền tảng đám mây chia sẻ, một môi trường tích hợp chung cho phương tiện giao thông, cơ sở hạ tầng, luồng dữ liệu với giao diện hỗ trợ quản lý góp phần nâng cao tự động hoá trong lĩnh vực giao thông vận tải.
Theo Elizabeth Bramson-Boudreau, CEO và nhà xuất bản tạp chí MIT Technology Review: ngày nay sức mạnh điện toán được thể hiện trong công nghệ đám mây. Sự đổi mới xung quanh công nghệ này đã trở thành nền tảng trong hành trình nâng cao năng suất của hầu hết các nền kinh tế.
Ý tưởng cốt lõi của DSIC là việc các phương tiện tự động và dịch vụ di chuyển mới trong tương lai sẽ trở nên hiệu quả hơn nếu được kết nối và quản lý ở mức độ hệ thống chung, thay vì hoạt động độc lập với cảm biến hay trí tuệ nhân tạo (AI) cục bộ.
Nền tảng DSIC được xây dựng dành cho việc chia sẻ dữ liệu B2B (doanh nghiệp – doanh nghiệp), cho phép các tổ chức có thể truy cập vào dòng dữ liệu, trao đổi chúng với những tổ chức khác trên toàn cầu. Từ đó, cá nhân hay tổ chức đều có thể sử dụng hoặc giao dịch dòng dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau.
DSIC có thể hoạt động như một chợ buôn bán, nơi gặp gỡ giao lưu và công cụ để dữ liệu và công nghệ của nhiều dự án, tổ chức có thể được sử dụng, kết hợp và chia sẻ kiến thức.
DSIC từ khi được phát triển đã thu hút nhiều sự chú ý. Hiện nay một phần chức năng của nó đã được thương mại hoá, ứng dụng trong thiết lập các trạm kiểm soát kết nối giao thông (Connected Traffic Tower - CTT) nhằm đảm bảo kết nối an toàn, xuyên suốt trong kiểm soát các phương tiện giao thông tự hành và dịch vụ di chuyển.
Các dịch vụ dựa trên những tháp giao thông này cũng đang được tiến hành bởi nhiều tên tuổi lớn trong làng công nghệ và xe hơi như Ericsson, Volvo Cars, Scania, Carmenta hay Veoneer.
Chìa khoá giao tiếp giữa phương tiện tự động và bán tự động
Các phương tiện tự hành đem lại nhiều lợi ích cho xã hội như an toàn hơn, hạn chế ùn tắc, giảm khí thải trong khi có hiệu suất cao và đáp ứng được nhu cầu của nhiều đối tượng người dùng. Dù vậy, do vẫn đang ở giai đoạn đầu của kỷ nguyên tự động hoá phương tiện giao thông, các xe tự hành chủ yếu chạy trên những đoạn đường nhất định.
Sở dĩ như vậy vì những chiếc xe này chưa có khả năng nhận diện và tương tác phù hợp với phương tiện khác khi tham gia giao thông, đặc biệt là với các mẫu xe mới xuất hiện trên thị trường.
“Giả sử rằng chúng ta đã phát triển một hệ thống phân loại hình ảnh đủ mạnh để phân biệt các loại xe hơi, nhưng đột nhiên có một loại phương tiện mới, kiểu như e-scooter (xe máy điện). Hệ thống sẽ không thể nhận diện được loại xe mới và buộc phải bổ sung thông qua các quy trình máy học phức tạp”, Michael Felsberg, giáo sư Đại học Linkoping tại Thuỵ Điển giải thích.
Do đó, để phát huy hết tiềm năng và sớm được tham gia giao thông hỗn hợp, các phương tiện tự động phải đảm bảo khả năng tương tác thông tin hiệu quả với những chiếc xe khác đang lưu thông.
Viện Nghiên cứu Thuỵ Điển cùng các đối tác cũng đang phát triển dự án kiểm soát giao thông nhận biết xe tự động (AD-ATC) chạy trên nền tảng DSIC, cho phép trao đổi thông tin trơn tru và liên tục giữa các điều phối viên xe khẩn cấp và phương tiện tự lái. Bên cạnh thông tin về thời tiết, tầm nhìn và tình hình giao thông chung, hệ thống còn tích hợp theo thời gian thực cả hoạt động của các xe khẩn cấp, chi tiết cung đường và môi trường xung quanh tạo ra bức tranh toàn cảnh về tình hình giao thông.
Không chỉ vậy, dự án AD-ATC sử dụng đám mây quản lý trung tâm, tích hợp AI dựa trên các luồng dữ liệu cụ thể từ các tháp giao thông kết nối để tính toán tình trạng đường xá và đưa ra quyết định cung đường có phù hợp cho chế độ lái tự động hoàn toàn hay không.
Sau khi đánh giá thực tế, đám mây quản lý trung tâm sử dụng nền tảng nhắn tin trung gian do Ericsson phát triển, chuyển dữ liệu về nền tảng đám mây OEM của từng nhà sản xuất, ví dụ như Sensus của Volvo để đưa ra cảnh báo chuyển sang chế độ lái thủ công khi điều kiện không đảm bảo và tắt tính năng tự hành trên xe.
Sự chuyển dịch từ phương tiện người lái sang tự động hoàn toàn không thể diễn ra ngay lập tức. Trong giai đoạn chuyển giao đó, phải có một hệ thống kết nối, tương tác an toàn giữa phương tiện bán tự động và tự động hoàn toàn. DSIC có thể là lời giải cho bài toán như vậy.
Vinh Ngô
Ai đang ‘bá chủ’ thị trường đám mây?
Ba công ty Amazon, Microsoft và Google chiếm 2/3 ngân sách cho dịch vụ đám mây trên toàn cầu. Họ đang sử dụng sức mạnh của mình để duy trì vị thế trên thị trường này.