Chuyên gia Mỹ cảnh báo về an ninh Biển Đông giữa đại dịch Covid-19 | |
Liên kết nội khối để thúc đẩy hoạt động kinh doanh hậu Covid-19 | |
Chuyến bay đầu tiên đón công dân Việt Nam từ Hàn Quốc về nước |
Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà tham dự Hội nghị trực tuyến tại điểm cầu Việt Nam. |
Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 đang bùng phát,ầnphảiđoànkếtvàđặcbiệt hỗtrợtàichínhđểvượtquađạidịđu doan bong da lây lan nhanh tới các quốc gia trên thế giới, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ra tuyên bố đây là đại dịch có tác động mạnh nhất kể từ sau dịch cúm Tây Ban Nha. Đại dịch đã tác động trực tiếp đến cuộc sống người dân, gây tâm lý bất an, thay đổi hành vi, thói quen sinh hoạt và tiêu dùng, tập trung vào các mặt hàng thiết yếu.
Theo dự báo của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) vào tháng 4/2020, sẽ có 1,6 tỷ người rơi vào nguy cơ mất việc làm. Đồng thời, Liên hợp quốc đánh giá có trên 430 triệu doanh nghiệp chịu ảnh hưởng lớn nhất như bán lẻ và sản xuất rơi vào nguy cơ gián đoạn nghiêm trọng.
Nền kinh tế thế giới bị suy giảm nghiêm trọng cả cung và cầu trên các thị trường hàng hóa, dịch vụ, làm đình trệ giao thương, đầu tư toàn cầu, gián đoạn, đứt gãy các chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị. Các quốc gia, nền kinh tế lớn như Trung Quốc, Mỹ, EU trải qua tình trạng dịch nghiêm trọng nhất đều là đối tác kinh tế lớn của nhiều nước trên thế giới.
Doanh nghiệp gặp khó khăn cả đầu ra và đầu vào, buộc phải giảm, tạm ngừng hoạt động thậm chí có nguy cơ phá sản hoàng loạt. Các ngành sản xuất lớn như dịch vụ, du lịch, vận tải đều bị ảnh hưởng nặng nề. Các khu vực tài chính, bảo hiểm, chứng khoán cũng bị ảnh hưởng, làm gia tăng bất ổn trên thị trường tài chính, tiền tệ, nguy cơ dẫn tới khủng hoảng tài chính, khủng hoảng nợ.
Trước tình hình diễn biến và ảnh hưởng của đại dịch, nhiều quốc gia trên thế giới ưu tiên thực hiện các biện pháp nhằm ngăn chặn và kiểm soát dịch sớm nhất có thể; giảm thiểu tối đa tác động của dịch và chuẩn bị các giải pháp bắc cầu giữa giai đoạn “trong dịch” và “hậu dịch” trên tất cả các mặt của nền kinh tế.
Cho đến nay, các nước đã áp dụng nhiều biện pháp từ quản lý hành chính tới nới lỏng tiền tệ, hỗ trợ thanh khoản, tín dụng và nới lỏng tài khóa.
Điểm cầu tại trụ sở Liên Hợp quốc. |
Vì vậy, tại Hội nghị trực tuyến cao cấp của Liên Hiệp quốc về tài chính cho phát triển trong tình hình đại dịch Covid-19 lần này, các quốc gia đã tập trung thảo luận các biện pháp toàn cầu trong huy động các kênh tài chính để thúc đẩy thực hiện các mục tiêu SDG trong và sau dịch Covid -19 đó là: ổn định tài chính và tăng cường thanh khoản; xử lý thách thức về nợ; huy động sự tham gia của khu vực tư nhân; huy động các nguồn tài chính phục vụ mục tiêu tăng trưởng bao trùm; ngăn chặn các dòng tài chính bất hợp pháp; phục hồi kinh tế bền vững và bao trùm thông qua thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững.
Phát biểu khai mạc hội nghị, Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres cho rằng: "Chúng ta đang ở trong một cuộc khủng hoảng chưa từng có của nhân loại. Vì vậy, chúng ta cần phải đoàn kết và đặc biệt hỗ trợ tài chính để vượt qua đại dịch này".
Để giải quyết các vấn đề của toàn cầu trong tình hình dịch bệnh Covid-19 bùng phát, Liên hợp quốc đưa ra 6 vấn đề lớn để các quốc gia thành viên thảo luận tại Hội nghị lần này đó là: Mở rộng thanh khoản trong nền kinh tế toàn cầu và duy trì sự ổn định tài chính để bảo vệ lợi ích phát triển; giải quyết các lỗ hổng nợ cho tất cả các nước đang phát triển để cứu sống và sinh kế cho hàng tỷ người trên thế giới; tạo ra một không gian trong đó khu vực kinh tế tư nhân có thể chủ động tham gia vào các giải pháp hiệu quả và kịp thời; điều kiện tiên quyết để tăng cường tài chính và chuyển tiền bên ngoài để tăng trưởng bao trùm và tạo việc làm; các biện pháp mở rộng không gian tài khóa và thúc đẩy huy động nguồn lực trong nước bằng cách ngăn chặn các luồng tài chính bất hợp pháp và đảm bảo phục hồi bền vững và toàn diện bằng cách sắp xếp các chính sách phục hồi với các mục tiêu phát triển bền vững.