- "Nếu không quyết liệt đổi mới mô hình tăng trưởng,ôngquyếtliệtđổimớimôhìnhtăngtrưởngSẽlỡthờicơcủtỷ số fortuna dusseldorf phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và tăng cường năng lực khoa học công nghệ, thì chúng ta sẽ bỏ lỡ thời cơ của CPTPP" - Ủy viên thường trực UB Đối ngoại của Quốc hội cho hay. WEF ASEAN 2018: Nhật Bản, Việt Nam kêu gọi Mỹ quay lại CPTPP Hiệp định CPTPP: Lo ngại hình thành tổ chức 'công đoàn vàng' Thảo luận về việc phê chuẩn hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) sáng nay, Chủ tịch Phòng Thương mại - công nghiệp Việt Nam (VCCI) Vũ Tiến Lộc cho hay, điều ông lo lắng là nguy cơ về các cơ hội không thể trở thành hiện thực. Bài học từ việc thực hiện 10 FTAs đang có cho thấy rất rõ điều này.
“Các FTAs từng hứa hẹn mang lại nhiều cơ hội, nhưng phần lợi ích thực sự đạt được của chúng ta còn khiêm tốn. Riêng các lợi ích từ ưu đãi thuế quan, trung bình chúng ta mới chỉ tận dụng được chưa đầy 40% (và chủ yếu thuộc về các FDI). Hơn 60% còn lại, vì nhiều lí do khác nhau, đã tuột khỏi tay doanh nghiệp Việt”, ông Lộc nêu ví dụ. Chủ tịch VCCI đề nghị QH giao nhiệm vụ cho Chính phủ xây dựng và triển khai chương trình hành động, bảo đảm thực thi hiệp định có hiệu quả. Ông Lộc cho hay, để thực hiện cam kết về thuế quan trong hiệp định, chúng ta đã dự kiến ban hành nghị định về biểu thuế xuất nhập khẩu ưu đãi. Tuy nhiên, chúng ta lại chưa có được dự kiến nào về các chính sách để cân đối, bù đắp phần thu ngân sách bị thiếu hụt từ việc loại bỏ thuế theo cam kết. “Tôi e rằng, nếu chúng ta không có ngay những dự kiến về việc này, thì khi nguồn thu thiếu hụt, QH và Chính phủ sẽ phải hành xử ra sao? Liệu chúng ta có phải dùng đến các biện pháp tăng thuế, tăng phí, tận thu… khiến doanh nghiệp và người dân bức xúc”, ông Lộc nói. Ông Lộc cho rằng, chương trình hành động của Chính phủ phải bao gồm 3 việc, trong đó cần phải nhấn mạnh công tác tổ chức thực hiện và hỗ trợ các đối tượng chịu tác động, đặc biệt là các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa và nhóm các đối tượng dễ bị tổn thương trong khu vực nông nghiệp, nông thôn... “Nếu các đối tượng này không được hưởng lợi từ CPTPP thì việc thực thi hiệp định này sẽ là một thất bại”, ông Lộc bày tỏ. Chỉ dựa vào xuất khẩu và FDI như “xây móng trên nhà người khác” Bà Lê Thu Hà - ủy viên thường trực UB Đối ngoại của Quốc hội cho hay, nếu không quyết liệt đổi mới mô hình tăng trưởng, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và tăng cường năng lực khoa học công nghệ, thì chúng ta sẽ bỏ lỡ thời cơ của CPTPP.
ĐB Lê Thu Hà nêu vấn đề là phương thức công nghiệp hóa lấy xuất khẩu và thu hút FDI là động lực có còn phát huy hiệu quả trong bối cảnh thương mại công nghiệp 4.0 nữa không?. “Thực tế, nếu dựa trên xuất khẩu và FDI thì chúng ta đang xây nhà trên móng của người khác”, bà Hà nói và cho hay, với FDI, chúng ta cần đổi mới tư duy, chính sách theo hướng thu hút FDI có chọn lọc, có điều kiện, không thu hút bằng mọi giá. Cũng theo ĐB Hà thì tham gia CPTPP không phải chỉ là cuộc chơi của Chính phủ hay các nhà hoạch định chính sách, mà quan trọng nhất chính là lực lượng xung kích doanh nghiệp. “CPTPP chắc chắn sẽ mang lại cơ hội cho doanh nghiệp nào chủ động đáp ứng được những thay đổi về môi trường kinh doanh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế mang lại”, ĐB Hà nhấn mạnh. Theo ĐB Trần Hoàng Ngân (TP.HCM), CPTPP rất toàn diện vì hiệp định này không chỉ thuần túy về mặt thương mại, không chỉ bàn về thuế quan mà đề cập đến cả đầu tư, sở hữu trí tuệ, mua sắm của Chính phủ, lao động, thị trường dịch vụ...
ĐB Ngân đặt ra câu hỏi: Tại sao các nước mời Việt Nam tham gia vào CPTPP? và đưa ra câu trả lời là họ nhìn thấy tiềm năng của Việt Nam - đất nước đã thành công sau hơn 30 năm đổi mới. Bên cạnh đó, họ muốn nhắm tới thị trường 95 triệu dân của Việt Nam. "Họ muốn đầu tư vào Việt Nam và coi đây là thị trường xuất khẩu đầy tiềm năng của họ", ông Ngân nói. Ông Trần Hoàng Ngân cho rằng, tham gia CPTPP thì Việt Nam có rất nhiều cơ hội vì thị trường này rất lớn, trên 500 triệu dân. ĐB Hoàng Văn Cường (Hà Nội) thì lưu ý, trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ - Trung leo thang, nhiều nhà đầu tư có thể rời bỏ thị trường Trung Quốc, chuyển sản xuất sang nước thứ 3 như Việt Nam để né thuế. Vì thế, đáp ứng nguyên tắc xuất xứ sản phẩm của hàng Việt còn là cơ hội để Việt Nam có thể trở thành trung tâm phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo trong khu vực. Ngược lại, nếu không làm tốt sẽ khiến hàng hoá nguyên liệu các nước không rõ nguồn gốc tuồn vào, làm chết đi sản xuất trong nước hoặc nặng nề hơn Việt Nam có thể rơi vào trạng thái vi phạm cam kết của CPTPP. Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng trình đề nghị Quốc hội phê chuẩn CPTPPSáng nay, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng trình bày tờ trình về việc đề nghị Quốc hội phê chuẩn hiệp định CPTPP. |