【tỷ số vigo】Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng: Nợ công vẫn trong tầm kiểm soát
Dự kiến năm 2015,ộtrưởngĐinhTiếnDũngNợcôngvẫntrongtầmkiểmsoátỷ số vigo nợ công là 61,3% GDP
Trả lời ĐB Nguyễn Ngọc Bảo (Vĩnh Phúc), ĐB Nguyễn Cao Sơn (Hòa Bình), ĐB Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng) về vấn đề nợ công, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết, theo mục tiêu nợ công đến năm 2020 và tầm nhìn 2030, nợ công không qua 65% GDP.
Nhìn lại các năm vừa qua, năm 2012 nợ công là 50,8%, năm 2013 là 54,5%, năm 2014 là 59,6 %, và dự kiến năm 2015 là 61,3%. Theo Bộ trưởng, đối chiếu với chiến lược và các chỉ tiêu đánh giá nợ công, 5 chỉ tiêu đã đạt được yêu cầu và 1 chỉ tiêu không đạt là bội chi. Yêu cầu đặt ra đến năm 2015 bội chi là 4,5% nhưng thực tế đã thực hiện trên 5,5%.
Tuy nhiên Bộ trưởng cho rằng, mặc dù bội chi cao trong điều kiện cân đối ngân sách nhà nước khó khăn, nhưng rất nhiều ĐB đã đánh giá cao kết quả kinh tế - xã hội đạt được thời gian qua, đặc biệt là trong đầu tư cơ sở hạ tầng, kinh tế xã hội, giao thông, thủy lợi, y tế, giáo dục và phát triển nông thôn…
Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng lý giải, nợ công cao một phần là khủng khoảng kinh tế toàn cầu, kinh tế trong nước tăng trưởng chậm lại, giá dầu thô thế giới giảm mạnh, thực hiện miễn, giảm, giãn thuế; tái cơ cấu DNNN và ngân hàng thương mại, cắt giảm thuế quan theo lộ trình cam kết quốc tế ngày càng sâu rộng...
“Tỷ lệ tăng thu bình quân giai đoạn 2006- 2010 là 20,8%/năm, nhưng giai đoạn 2011- 2015 chỉ là 9,5%/ năm, chúng ta điều chỉnh chính sách thuế theo cam kết hội nhập, tốc độ tăng thu chậm lại nhưng quy mô thu ngân sách của chúng ta giai đoạn 2011- 2015 là gần gấp đôi giai đoạn 2006- 2010 cho thấy, các quyết sách của Chính phủ thời gian qua đúng hướng; trong khi đó nhu cầu chi NSNN tăng mạnh, vẫn đảm bảo an sinh xã hội, tốc độ chi cho an sinh xã hội tăng mạnh 18%/năm”, Bộ trưởng nhấn mạnh.
Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cũng cho biết, trong kế hoạch phát hành trái phiếu Chính phủ (TTCP), lúc đầu quyết là 225.000 tỷ đồng sau đó bổ sung thêm, cả giai đoạn 2011-2016 là 395.000 tỷ đồng, gấp 3 lần giai đoạn 2006-2010, gây áp lực rất lớn đến nợ công. Biến động tỷ giá cũng tác động đến nợ công…
Về giải pháp để an toàn nợ công, Bộ trưởng cho biết, nợ công vẫn trong tầm kiểm soát nhưng tốc độ tăng quá cao. Vì vậy, Bộ Tài chính đã kiến nghị Chính phủ ban hành Nghị định tăng cường quản lý nợ công, trong đó các giải pháp như: Tổng kết, đánh giá lại chiến lược nợ công đến 2020 tầm nhìn 2030 và Luật Nợ công, kiến nghị quản lý chặt chẽ nợ công, đặc biệt khoản vay mới; nợ công chỉ sử dụng đầu tư phát triển, xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu… Bên cạnh đó, cơ cấu lại nợ công theo hướng tăng tỷ trọng vay dài hạn; quản lý chặt khoản vay có bảo lãnh của Chính phủ; tăng cường quản lý sử dụng vốn vay và sử dụng công trình trong tương lai; rà soát thể chế xây dựng văn bản có liên quan đến nợ công, tiếp tục thực hiện tiết kiệm chống lãng phí.
“Nếu làm tốt thì nợ công đến 2020 chỉ còn 58,8%”, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết.
Sẽ đẩy nhanh tái cơ cấu CPH DNNN
Về kết quả thực hiện cổ phần hóa (CPH), người đứng đầu ngành Tài chính cho biết, kế hoạch 2011-2015 dự kiến CPH 538 DN và từ năm 2011 đến 10/11/2015 đã CPH được 408 DN (đạt 76% kế hoạch của cả giai đoạn). Dự kiến đến hết giai đoạn 2011- 2015 sẽ CPH 459 DN, đạt 90% kế hoạch cả giai đoạn.
Về giá trị hoàn vốn CPH, đã bán phần vốn nhà nước của giai đoạn 2011-2015 đạt 27.000 tỷ đồng, thu về 35.169 tỷ đồng, tăng lên 8.016 tỷ đồng. Qua tổng kết sơ bộ, giai đoạn năm 2000 đến nay, mới bán khoảng 5%, tức khoảng 55.000 - 57.000 tỷ đồng.
“Hiện vẫn còn 1,2 -1,3 triệu tỷ đồng vốn nhà nước trong DN. Việc đẩy theo kế hoạch là cần thiết nhưng phải có trật tự. Bán không cẩn thận dễ gây thiệt hại cho nhà nước. Chúng ta rất sốt ruột nhưng không nóng vội, bảo đảm nguyên tắc, hiệu quả cao nhất trong đổi mới, cổ phần hóa DN nhà nước”, Bộ trưởng nhấn mạnh.
Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính, thời gian tới sẽ đẩy nhanh tái cơ cấu CPH DNNN; tiếp tục theo dõi nghiên cứu và hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách liên quan đến CPH. Bên cạnh đó, rà soát lại để phân loại lại DN theo Quyết định 37 của Thủ tướng, thống nhất cao phân loại lại DN nào nhà nước cần nắm giữ, DN nào không cần nắm giữ và mức nắm giữ đến bao nhiêu. Tăng cường kiểm tra giám sát CPH và thoái vốn vốn bảo đảm tiến độ và hiệu quả; thực hiện đồng bộ tái cơ cấu thị trường tài chính, thúc đẩy quá trình tái cơ cấu nền kinh tế nói chung…
Hướng tới giảm chi thường xuyên
Về cân đối thu chi NSNN, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết, trong thời gian qua, tăng trưởng kinh tế không đạt theo yêu cầu nên phải điều chỉnh, nhưng các mục tiêu khác không điều chỉnh, đặc biệt là mục tiêu về an sinh xã hội. Do vậy cơ cấu chi NSNN thường xuyên trong giai đoạn 2014 -2015 ở mức cao, khoảng 67 - 68% trong dự toán chi NSNN, ảnh hưởng nhiều tới cơ cấu chi cho đầu tư phát triển, chi trả nợ.
Tuy nhiên, theo Bộ trưởng, cơ cấu thu đã đi được một bước, chuyển biến tích cực. Mặc dù Việt Nam đang trong giai đoạn hội nhập, thực hiện giãn, hoãn, giảm thuế nhưng đã điều chỉnh chính sách thu. Tỷ lệ thu nội địa đến hết năm 2015 được đẩy lên đạt 74% trong dự toán NSNN; tỷ lệ huy động từ thuế, phí bình quân giai đoạn 2011 -2015 là 21% (Quốc hội đã quyết định không quá 22 -23%).
Lý giải về vấn đề này, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết, nguyên nhân là do hội nhập, tăng giảm giá dầu thô… khiến giảm sút về huy động; điều chỉnh chính sách thu nội địa giảm nhanh hơn so lộ trình, điều chỉnh về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân. Thứ ba là vấn đề tái cơ cấu DNNN và NHTM ảnh hưởng tới thu ngân sách trong giai đoạn ngắn hạn.
Về chi, đã đưa chi thường xuyên lên 68% của năm 2015. Nhưng năm 2016, theo tính toán của Bộ Tài chính thì chi thường xuyên sẽ giảm xuống trên 64%, tương đương giảm hơn 2% so với năm 2015. Quy mô thì tăng lên, tỷ lệ thì giảm xuống.
“Theo tính toán của Bộ Tài chính, cùng với kế hoạch trung hạn về tài chính ngân sách đến năm 2020 thì chi thường xuyên sẽ giảm xuống 59%”, Bộ trưởng cho biết.
Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết thêm, trong thời gian tới sẽ rà soát lại chính sách thu để cơ cấu lại thu, đảm bảo thúc đẩy sản xuất trong nước, yêu cầu hội nhập nhưng cũng đảm bảo yêu cầu nguồn thu cho NSNN và hội nhập quốc tế. Bên cạnh đó, sẽ tập trung cơ cấu lại các chính sách về chi đảm bảo tiết kiệm và hướng tới giảm ngân sách chi thường xuyên còn 58% -59% và giữ bội chi.
Về quản lý thuế, trong giai đoạn 2011 -2015, cơ quan thuế đã tiến hành thanh tra, kiểm tra được 300.606 lượt DN, với tổng số thuế tăng thu thêm 56.273 tỷ đồng (tính đến hết tháng 10/2015), trong đó tiến hành thanh tra, kiểm tra 14.104 DN lỗ có dấu hiệu chuyển giá, có hoạt động giao dịch liên kết và đã giảm lỗ 25.479 tỷ đồng; truy thu, truy hoàn và phạt 5.970 tỷ đồng, giảm khấu trừ 712 tỷ đồng. Năm sau cao hơn năm trước…
Trả lời câu hỏi của ĐB về khoản nợ đọng 76.000 tỷ đồng, trong đó có 34.000 tỷ đồng có thể thu được? Biện pháp thu như thế nào? Bộ trưởng cho biết, Bộ Tài chính đang thực hiện quyết liệt và chắc chắn sẽ thu được, riêng trong năm 2015 đã thu được 31.000 tỷ đồng.
Về cải cách thủ tục hành chính, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết thêm, mục tiêu ASEAN 6 năm 2015 sẽ đạt được. Còn vào ASEAN 4, 5 sẽ thực hiện được vào năm 2016./.
H.C- Đ.M
-
Khái niệm 'triệu phú' có từ bao giờ?52 sinh viên, giảng viên của Trường ĐH FPT là F1 của bệnh nhân CovidThu hút FDI: Cần chuyển từ thụ động sang chủ độngTiên trách kỷ“Dù làm 1000 cuốn sách, không được để có một sai sót nào xảy ra"5 tỷ USD tiền mặt “mắc kẹt” trong ngành tiêu dùng và bán lẻTăng cường quan hệ hợp tác doanh nghiệp Việt Nam – ĐứcBà Đặng Thị Quỳnh Diệp được giao quyền Giám đốc Sở GDBão số 8 gây gió giật cấp 11 trên vùng biển Bắc Biển ĐôngTỷ giá hôm nay 31/10: Giá USD và NDT biến động ngược chiều
下一篇:Nổ khí gas tại nhà dân ở Hà Nội, 4 người bị thương
- ·Thanh niên chạy xe máy tốc độ cao lạng lách, bốc đầu bị phạt 9,5 triệu
- ·Hà Nội: Thời gian đi học trở lại sẽ theo thứ tự ưu tiên
- ·Nước xa không cứu được lửa gần
- ·Biến đường thành “sân phơi” lông gia cầm
- ·Vì sao Gen Z ngày càng hờ hững với hẹn hò online?
- ·Cậu bé gốc Việt 11 tuổi là ứng viên của giải robot chiến đấu trên truyền hình Mỹ
- ·Hai đứa trẻ
- ·Nhiệt điện Thái Bình: Sản xuất điện vượt kế hoạch năm trước 8 ngày
- ·Vận hành hệ thống mắt thần soi cao tốc TPHCM
- ·Đóng điện vận hành Trạm biến áp 110kV Vĩnh Hiệp
- ·Xét nghiệm toàn Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt, Hạ Long vì học sinh nhiễm Covid
- ·Quyết liệt xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xăng dầu
- ·Tiến độ giải phóng mặt bằng cao tốc Biên Hoà
- ·Dư nợ margin các công ty chứng khoán tăng cao: Cơ hội hay rủi ro cho thị trường?
- ·Ngành học bị sinh viên “lạnh nhạt” bất ngờ tăng đột biến số lượng đăng ký
- ·Phan Trần Bảo Nam cần được giúp đỡ để được tiếp tục đến trường
- ·Nhận định, soi kèo Lyon vs Montpellier, 03h00 ngày 5/1: Không thắng Montpellier thì thắng ai
- ·Sàn Temu: Chiến lược ‘đốt tiền’ để hút người mua
- ·Bé 3 tháng tuổi mồ côi mẹ, cha bị bệnh tâm thần
- ·Phương án tuyển sinh Đại học Kinh tế quốc dân năm 2021
- ·Kaspersky cảnh báo gia tăng nguy cơ tin tặc tấn công ngân hàng
- ·Hai đứa trẻ
- ·Học sinh Quảng Trị trả lại gần 8 triệu đồng nhặt được
- ·Trường học Hà Nội chuẩn bị phòng cách ly khi học sinh trở lại
- ·Thông tin mới nhất về quy định chụp ảnh chủ thuê bao di động
- ·Hà Nội chỉ đạo trường học vệ sinh, khử khuẩn trước 1/3
- ·Sửng sốt với loài ốc quý hiếm nhất thế giới được tìm thấy sau 31 năm
- ·Trường học ở TP.HCM tất bật đón học sinh trở lại
- ·95% hồ sơ xuất nhập khẩu về lĩnh vực nông nghiệp được xử lý trực tuyến
- ·Thanh toán online tăng ‘vũ bão’, ngân hàng tăng cường bảo mật
- ·Skilled workforce key to Việt Nam’s nuclear power resurgence
- ·3 tỉnh quyết định không giao bài tập cho học sinh vào dịp Tết
- ·Ô nhiễm âm thanh
- ·Đồng USD phục hồi so với hầu hết các đồng tiền mạnh khác
- ·Bộ Công Thương họp rà soát, điều chỉnh Quy hoạch điện VIII
- ·Thi lớp 10 Hà Nội 2021: Không được đổi khu vực tuyển sinh và nguyện vọng