当前位置:首页 > Cúp C1

【kqbd vòng loại euro】Bảo vệ bản quyền số: Thách thức và giải pháp từ công nghệ Make in Vietnam

Việt Nam là điểm nóng vi phạm bản quyền số

TheảovệbảnquyềnsốTháchthứcvàgiảipháptừcôngnghệkqbd vòng loại euroo báo cáo của Media Partners Asia - nhà cung cấp độc lập dịch vụ nghiên cứu, tư vấn trên các lĩnh vực truyền thông và viễn thông khu vực châu Á - Thái Bình Dương tại hội thảo “Vi phạm bản quyền trực tuyến và các biện pháp ngăn chặn tại Việt Nam” năm 2022, Việt Nam đứng thứ ba trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương về tỷ lệ vi phạm bản quyền, với khoảng 15,5 triệu người thường xuyên truy cập các trang web chứa nội dung lậu.

Vào tháng 1/2024, Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử đã công bố danh sách hơn 400 website có dấu hiệu vi phạm pháp luật, trong đó gần 100 website chuyên cung cấp nội dung vi phạm bản quyền, từ các trận đấu thể thao trực tiếp cho đến bài bạc và cá độ trực tuyến. Những con số này phản ánh mức độ nghiêm trọng của tình trạng vi phạm bản quyền tại Việt Nam, đòi hỏi các giải pháp công nghệ mạnh mẽ và hiệu quả để giải quyết.

Được thành lập vào năm 2020 bởi Hội Truyền thông số Việt Nam (VDCA), Trung tâm Bản quyền số đã đưa ra nhiều giải pháp công nghệ tiên tiến nhằm bảo vệ bản quyền trên môi trường số. Một trong số đó là DCC VDRM – giải pháp mã hóa và xác thực bảo vệ nội dung video, ngăn chặn tải xuống và tái sử dụng trái phép.

Bảo vệ bảo quyền số với công nghệ Make in Vietnam.

Ngoài ra, DCC Watcher, hệ thống giám sát bản quyền, cũng được trang bị công nghệ AI, xử lý ngôn ngữ tự nhiên và phân tích dữ liệu lớn để dò quét, phát hiện và cảnh báo các hành vi vi phạm bản quyền. Hệ thống này có khả năng giám sát nội dung trên Facebook, YouTube và nhiều mạng xã hội khác trong tương lai.

Theo đại diện Trung tâm, phạm vi dò quét hiện bao gồm 600 đầu báo, 90 triệu hồ sơ cá nhân trên Facebook, 2 triệu trang fanpage và 3 triệu nhóm trên mạng xã hội. Điều này giúp Trung tâm nắm bắt kịp thời các vi phạm bản quyền và hỗ trợ hiệu quả việc quản lý nhà nước trong lĩnh vực này.

Doanh nghiệp tiên phong trong giải pháp bản quyền số

Bên cạnh Trung tâm Bản quyền số, Công ty cổ phần Truyền thông đa phương tiện Thủ Đô (Thủ Đô Multimedia) cũng đã có những đóng góp quan trọng. Công ty này đã phát triển thành công Sigma DRM, giải pháp bảo vệ bản quyền số kết hợp với Finger Print Online – công nghệ phát hiện nguồn phát tán nội dung vi phạm.

Sigma DRM đã đạt chứng nhận bảo mật quốc tế của tổ chức Cartesian vào năm 2019, đưa Thủ Đô Multimedia trở thành doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên và duy nhất tại Đông Nam Á nằm trong top 20 toàn cầu về giải pháp DRM. Thành tựu này không chỉ giúp nâng cao uy tín của Việt Nam trên thị trường quốc tế mà còn tạo cơ hội để các doanh nghiệp nội dung số trong nước sử dụng công nghệ bảo mật tiên tiến với chi phí hợp lý.

Từ tháng 7/2019, Thủ Đô Multimedia đã triển khai giải pháp DRM kết hợp Finger Print Online cho dịch vụ truyền hình VTVcab ON, giúp bảo vệ bản quyền hiệu quả trên môi trường số.

Ông Nguyễn Ngọc Hân - Tổng Giám đốc Thủ Đô Multimedia chia sẻ: "Việc bảo vệ bản quyền không chỉ ngăn chặn thiệt hại kinh tế mà còn là điều kiện tiên quyết để các doanh nghiệp nội dung số Việt Nam hợp tác với các đối tác quốc tế. Sự thành công của Sigma DRM là minh chứng cho năng lực công nghệ của người Việt, đồng thời mở ra cơ hội lớn để giải quyết bài toán vi phạm bản quyền đang ngày càng nghiêm trọng".

Các giải pháp bảo vệ bản quyền Make in Vietnam không chỉ có chi phí thấp hơn mà còn mang lại nhiều lợi thế về vận hành và tích hợp. Việc triển khai công nghệ nội địa giúp các doanh nghiệp giảm phụ thuộc vào các nhà cung cấp nước ngoài, đồng thời tăng cường khả năng phối hợp trong nước.

Tuy nhiên, thách thức không nhỏ nằm ở việc nâng cao nhận thức cộng đồng và hoàn thiện khung pháp lý. Nhiều người dùng vẫn chưa hiểu rõ về hậu quả của hành vi vi phạm bản quyền, trong khi các quy định hiện hành đôi khi chưa bắt kịp tốc độ phát triển của công nghệ và các hình thức vi phạm mới.

Để đối mặt với vấn nạn vi phạm bản quyền trong kỷ nguyên số, Việt Nam cần đẩy mạnh hợp tác quốc tế, tiếp tục đầu tư vào nghiên cứu và phát triển các công nghệ bảo vệ nội dung. Việc nâng cao nhận thức người dùng, đặc biệt là thế hệ trẻ, sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng một môi trường số minh bạch và công bằng.

Việc phát triển các giải pháp bảo vệ bản quyền số Make in Vietnam không chỉ giúp giảm thiểu tình trạng vi phạm bản quyền mà còn thúc đẩy ngành nội dung số phát triển bền vững. Những nỗ lực của Trung tâm Bản quyền số và Thủ Đô Multimedia đã chứng minh rằng Việt Nam hoàn toàn có thể làm chủ công nghệ, đồng thời khẳng định vai trò quan trọng trên bản đồ công nghệ thế giới.

 Duy Trinh

分享到: