时间:2025-01-11 01:56:43 来源:网络整理 编辑:Cúp C1
Thời gian qua, thị trường truyền hình trả tiền Việt Nam đã chứng kiến nhiều biến động. ket qua kobe
Thời gian qua,ềnhìnhMảnhđấtbéobởchodoanhnghiệpviễnthôket qua kobe thị trường truyền hình trả tiền Việt Nam đã chứng kiến nhiều biến động. Con số của Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) cho thấy, hiện Việt Nam có hơn 40 đơn vị cung cấp dịch vụ như Truyền hình cáp Hà Nội (HCaTV), Truyền hình kỹ thuật số Việt Nam VTC, HTVC, VSTV (K+), SCTV…
Với sự vào cuộc của doanh nghiệp viễn thông, thị trường truyền hình kỳ vọng sẽ giảm giá thuê bao. Ảnh: T.H/Vietnam+ |
Trong một lần trao đổi với phóng viên, Tiến sĩ Trần Minh Tuấn - Phó Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông, cho rằng mỗi loại hình (cáp, vệ tinh, mặt đất…) có 3 nhà cung cấp dịch vụ toàn quốc và 3-5 nhà cung cấp khu vực là hợp lý. Từ nay đến năm 2015-2016 sẽ tái cơ cấu, sắp xếp, mua bán sáp nhập các anh đơn vị yếu với nhau và 2016 -2020 là các doanh nghiệp trung bình để hướng tới thị trường lành mạnh.
Bởi lẽ, tuy có số lượng doanh nghiệp tham gia đáng kể, nhưng thực tế thì truyền hình trả tiền mới chỉ phủ sóng phần ít dân số và chủ yếu là ở thành thị với khoảng 4,5 triệu thuê bao. Bởi thế, các chuyên gia cho rằng lĩnh vực này vẫn đang là mảnh đất nhiều tiềm năng cần khai phá.
Cũng theo dự báo của Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông, đến năm 2015 sẽ có 6,4 triệu thuê bao truyền hình trả tiền. Con số này sẽ đạt trên 14,2 triệu vào 2020. Doanh thu truyền hình quảng bá năm 2012 dự kiến vào khoảng 11.500 tỷ đồng, truyền hình trả tiền là 3.772 tỷ đồng thì đến 2020 lần lượt là 17.065 tỷ đồng và 20.478 tỷ đồng.
Nhận ra “miếng bánh” còn rất lớn, năm 2012, một số đơn vị như FPT Telecom, Viettel, VNPT... xin cấp phép để sớm nhảy vào lĩnh vực truyền hình cáp. Ngay lập tức, hiệp hội truyền hình trả tiền cùng một số thành viên đã “đệ đơn” lên cơ quan nhà nước, đề nghị ngăn cản bởi lý do như vậy là đầu tư ngoài ngành, lãng phí lớn về tiền của, ngân sách Nhà nước, không có thế mạnh về sản xuất truyền hình…
Tuy có số lượng doanh nghiệp tham gia đáng kể, nhưng thực tế thì truyền hình trả tiền mới chỉ phủ sóng phần ít dân số và chủ yếu là ở thành thị với khoảng 4,5 triệu thuê bao. Bởi thế, các chuyên gia cho rằng lĩnh vực này vẫn đang là mảnh đất nhiều tiềm năng cần khai phá. |
Dù thế, các doanh nghiệp viễn thông vẫn nhất quyết không chịu lùi bước. Ông Nguyễn Mạnh Hùng - Phó Tổng giám đốc Viettel, từng cho biết nhà mạng có lợi thế rất lớn khi làm truyền hình cáp. Hiện, các công ty viễn thông đều phải đưa cáp quang tới hộ gia đình và Viettel đã có 200.000km cáp quang trên toàn quốc. Đến 2015, đơn vị này phấn đấu cáp quang sẽ “áp sát” hộ gia đình ở khoảng cách 100m.
Thực tế, khi tham gia vào thị trường truyền hình, các doanh nghiệp viễn thông sẽ tận dụng hạ tầng viễn thông khiến chi phí đầu tư giảm. Từ đó, các đơn vị này sẽ có động thái giảm giá thành, mà như Tổng Giám đốc Viettel Hoàng Anh Xuân từng nói là để “người nghèo nhất cũng có thể xem được truyền hình cáp.”
Còn ở hiện tại, với mức giá vào khoảng trên 100.000 đồng/tháng/thuê bao, dù có “vác” truyền hình cáp đến tận cổng thì nhiều người dân nghèo cũng không dám sử dụng dịch vụ này.
Tại cuộc tọa đàm về thị trường viễn thông năm 2013 do Câu lạc bộ Nhà báo ICT tổ chức cuối 2012, ông Trương Gia Bình - Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc FPT, thẳng thắn đưa ra nhận định: nếu không cho các doanh nghiệp viễn thông tham gia cung cấp dịch vụ truyền hình cáp sẽ làm chậm lại sự phát triển của thị trường truyền hình trả tiền của Việt Nam.
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Lê Nam Thắng cho rằng truyền hình ngày nay đã khác. Trước năm 2010, truyền hình vẫn được coi là lĩnh vực báo chí và đơn vị nào làm truyền hình thì làm cả hạ tầng. Khi đó, Bộ Thông tin và Truyền thông đã thấy được vấn đề. Khi Quy hoạch truyền dẫn - phát sóng phát thanh truyền hình ra đời đã coi hạ tầng truyền dẫn cho truyền hình là hạ tầng viễn thông, còn nội dung truyền hình mới coi là lĩnh vực báo chí. Việc tách này theo ông Thắng là để “tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia.”
Thế nhưng, cho dù như vậy thì thực tế nhiều doanh nghiệp viễn thông vẫn chưa xin được giấy phép. Tại Hội nghị tổng kết 2012 của Bộ Thông tin và Truyền thông, phía Viettel cho hay đã xin cấp phép từ tháng 2, song đến nay vẫn chưa được giải quyết.
Về việc này, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cho rằng, cơ quan quản lý cần bàn bạc tạo điều kiện để doanh nghiệp phát triển với quan điểm nếu chưa thật yên tâm thì cho làm thí điểm trước rồi mới triển khai chính thức. Phó Thủ tướng cũng yêu cầu chậm nhất là tháng 2 tới, Bộ Thông tin và Truyền thông phải có trao đổi để trả lời doanh nghiệp và báo cáo Chính phủ.
Theo Trung Hiền(Vietnam+)
Quan chức Mỹ hoan hỉ về tàu săn ngầm không người lái của nước này2025-01-11 01:46
Sống ở thị trấn mà vẫn thiếu nước sạch2025-01-11 01:45
Thị xã Ngã Bảy: Ra mắt 4 tổ phụ nữ tiết kiệm ống heo vì sự an toàn sức khỏe2025-01-11 01:39
Huyện Long Mỹ: Khánh thành cầu Đồng Tâm 1122025-01-11 01:28
Quảng Nam thống nhất sáp nhập huyện Quế Sơn và Nông Sơn2025-01-11 01:19
Níu giữ nghề chằm lá2025-01-11 01:16
Huyện Long Mỹ: Hỗ trợ 2 căn nhà tình thương và trao 140 suất học bổng2025-01-11 01:09
Hồi hương hài cốt quân nhân Hoa Kỳ2025-01-11 00:38
Nhận định, soi kèo Hellas Verona vs Udinese, 02h45 ngày 5/1: Cơ hội của Verona2025-01-11 00:26
Sửa đổi, bổ sung một số quy định về tiền lương2025-01-10 23:21
Giá vàng hôm nay (6/1): Giá vàng dự báo sẽ gặp một số trở ngại trong tuần mới2025-01-11 01:44
Muốn mua bảo hiểm y tế cá nhân có được không ?2025-01-11 01:04
Nghị lực của người phụ nữ khuyết tật2025-01-11 00:57
Cố gắng lao động dù bị khuyết tật2025-01-11 00:43
Chuyển thông tin có dấu hiệu tiêu cực tại nhiều cơ sở đào tạo lái xe đến công an2025-01-11 00:20
Huyện Vị Thủy: Trên 9.000 đối tượng được chăm lo tết2025-01-11 00:00
Tăng cường công tác tiêu độc khử trùng2025-01-10 23:54
Để phụ nữ cùng nhau tiến bộ2025-01-10 23:49
1500 người cùng nhau đi tìm 'Đường về hạnh phúc'2025-01-10 23:27
Việc làm thường xuyên2025-01-10 23:26