【bxh na uy 2】Tài chính của Bamboo Airways ra sao sau biến động hàng loạt nhân sự cấp cao?
Tài chính của Bamboo Airways ra sao sau biến động hàng loạt nhân sự cấp cao?àichínhcủaBambooAirwaysrasaosaubiếnđộnghàngloạtnhânsựcấbxh na uy 2
Hãng hàng không Bamboo Airways khẳng định hãng vẫn đang hoạt động hoàn toàn bình thường, song những biến động liên tục đã khiến nhiều người đặt câu hỏi, “sức khoẻ” tài chính của doanh nghiệp ra sao?
Trong một số ngày qua, tin đồn về việc CTCP Hàng không Tre Việt (Bamboo Airways) "dự kiến nộp hồ sơ xin phá sản" đã lan truyền trên mạng xã hội. Hôm 14/7/2023, hãng hàng không này đã có phản hồi chính thức.
Theo thông cáo báo chí gửi đi, Bamboo Airways cho biết vẫn đang hoạt động ổn định. Trong thời gian vừa qua, hãng đã quyết liệt tái cấu trúc và tiến hành nhiều cải tổ. Hãng đã nghiên cứu kỹ lưỡng và xây dựng nhiều phương án hoạt động để đảm bảo lựa chọn định hướng phát triển phù hợp và khả thi nhất.
Báo cáo tài chính đã kiểm toán năm 2022 của Bamboo Airways cho biết, doanh thu thuần hơn 11.732 tỷ đồng, gấp 3,3 lần doanh thu năm 2021. Trong năm ngoái, Bamboo Airways đã thực hiện 51.236 chuyến bay, vận chuyển hơn 7 triệu lượt hành khách, tăng 176% so với năm 2021.
Năm 2022, mức lỗ dù giảm về giá trị tuyệt đối so với năm 2021, song Bamboo Airways lỗ gộp 3.209 tỷ đồng. Nguyên nhân do ảnh hưởng bởi những khó khăn đến từ thị trường Đông Bắc Á và cuộc xung đột Nga - Ukraine đã làm cho giá nhiên liệu tăng vọt.
Đáng chú ý, theo lý giải của lãnh đạo Bamboo Airways tại cuộc họp cổ đông giữa tháng 6, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng đột biến lên 12.750 tỷ đồng (năm 2022 hơn 158 tỷ đồng). Lý do, hãng đã trích lập dự phòng cho các khoản phải thu ngắn hạn khó đòi gần 9.700 tỷ đồng và trích lập dự phòng cho các khoản phải thu dài hạn khó đòi 2.800 tỷ đồng.
Đây là nguyên nhân chính khiến Bamboo Airways lỗ lũy kế sau thuế 17.619 tỷ đồng, tăng vọt so với mức lỗ của năm 2021 là 2.281 tỷ đồng.Tổng tài sản của Bamboo Airways tại ngày 31/12/2022 là 18.008 tỷ đồng, giảm 8.849 tỷ đồng so với năm trước. Vốn chủ sở hữu âm 836 tỷ đồng, dù phần vốn góp của chủ sở hữu vẫn là 18.500 tỷ đồng. Nợ phải trả của Bamboo Airways thời điểm cuối năm 2022 ở mức 18.843 tỷ đồng; trong đó tổng nợ vay ở mức 10.623 tỷ đồng, tăng 5.830 tỷ đồng so với 2021, chủ yếu là tăng các khoản nợ vay ngắn hạn.
Bamboo Airways không công bố chi tiết khoản phải trả người bán thuộc về các đơn vị nào. Tuy nhiên, theo số liệu tổng hợp từ BCTC của nhiều doanh nghiệp, có nhiều đơn vị trong ngành hàng không đang ghi nhận những khoản phải thu lớn đối với Bamboo Airways.
Đây là những đối tác cung ứng hàng hóa dịch vụ trực tiếp để các hãng hàng không vận hành nên hầu như luôn tồn tại công nợ. Tuy nhiên có nhiều khoản đã quá hạn thanh toán và theo quy định bên cung ứng đã phải ghi nhận trích lập dự phòng khó đòi.
Trong đó, nổi bật nhất phải kể đến khoản phải thu của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (mã CK: ACV) với Bamboo Airways. Cụ thể, tại ngày 31/3/2023, ACV ghi nhận 1.364 tỷ đồng phải thu đối với hãng hàng không trên, tăng 10,8% so với số đầu năm. Trong đó có 1.160 tỷ đồng được phân loại thành "nợ xấu", tăng 16,3% so với đầu năm. ACV đã phải trích lập dự phòng khó đòi 459,5 tỷ đồng cho khoản nợ xấu, tăng 75 tỷ đồng so với đầu năm.
Không chỉ riêng ACV, CTCP Dịch vụ Hàng không sân bay Tân Sơn Nhất (Sasco, mã chứng khoán: SAS) và CTCP Phục vụ Mặt đất Sài Gòn (mã chứng khoán: SGN) cũng có những khoản phải thu đối với Bamboo Airways.
Trong đó, con số này trên BCTC hợp nhất quý I của Phục vụ Mặt đất Sài Gòn là 50,8 tỷ đồng, tăng 26% so với đầu năm còn của Sasco là 65,8 tỷ đồng, tăng 19%.Được biết còn nhiều đơn vị khác cung ứng hàng hóa, dịch vụ cho Bamboo Airways như các công ty nhiên liệu bay, suất ăn...
Báo cáo của ban điều hành hãng cho biết, tình hình kinh doanh 5 tháng đầu năm có nhiều tín hiệu tích cực cho thấy hiệu quả của hoạt động tái cấu trúc. Tổng doanh thu thuần 5 tháng đầu năm đạt bằng 51% tổng doanh thu năm 2022. Trong đó, tháng 1, Bamboo Airways đã đạt điểm hòa vốn nhờ hoạt động kinh doanh cốt lõi là hàng không.
Tuy nhiên, năm 2023, hoạt động kinh doanh của Bamboo Airways dự kiến vẫn sẽ lỗ, dù mức lỗ được kỳ vọng sẽ giảm tương đối so với năm 2022.
- ·Lịch nghỉ lễ Quốc khánh 2/9/2023
- ·Hưng Yên: Thu nội địa khởi sắc nhờ kiểm soát tốt dịch bệnh
- ·Lập tổ soạn thảo Nghị định triển khai mô hình cải cách kiểm tra chuyên ngành
- ·Hệ thống thông quan điện tử đã hoạt động bình thường
- ·Đề xuất phạt người bắt ốc trong vườn quốc gia Côn Đảo hơn 137 triệu đồng
- ·Quảng Trị: Cần đồng bộ hạ tầng lưới điện để đấu nối nguồn năng lượng điện gió
- ·Cục Hải quan Bình Dương: Thu hơn 4 tỷ đồng từ hậu kiểm
- ·Tăng hiệu quả quản lý thuế hoạt động cho thuê nhà, căn hộ
- ·Đấu giá biển ô tô 30K
- ·Điềm xấu: Mỗi tháng thay một chủ tịch, kỷ lục ghế nóng đổi chủ
- ·Thị trường hàng hóa: Giá dầu thô, ca cao tăng vọt trong tuần đầu năm mới
- ·Công nhận kho ngoại quan mới tại Hải Dương
- ·Hải quan Hòn Gai: Đổi mới cách hỗ trợ doanh nghiệp
- ·Vui vì bán điện cho ngành Điện
- ·Nhà bác học Isaac Newton chơi thua cổ phiếu thế nào?
- ·Việt Nam đầu tư gần 350 triệu USD qua Mozambique
- ·Khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024
- ·Khánh Hòa: Tập trung khai thác nguồn thu còn tiềm năng
- ·Thanh niên, phụ nữ chung sức xây dựng nông thôn mới
- ·Sunhouse có chiến lược ‘bứt tốc’ với chuỗi nhà máy mới phía Nam
- Thủ tướng: Đổi mới sáng tạo là một xu thế tất yếu và ưu tiên hàng đầu của Việt Nam
- Ứng dụng công nghệ mới tăng cường nội lực, tạo thế bứt phá cho doanh nghiệp Việt
- Công tác kiểm sát đạt nhiều kết quả tích cực
- Bộ Nội vụ trả lời về tăng lương công chức, phụ cấp y bác sỹ và giáo viên
- Xem xét tính khả thi của mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2024
- Án tuyên có khách quan ?
- Chính phủ yêu cầu hạn chế chuyển đổi đất lúa làm khu công nghiệp
- Năm học 2023
- Bộ Xây dựng xóa Vụ Quản lý doanh nghiệp và Cục Công tác phía Nam
- Chủ tịch Quốc hội: Dự án yếu kém, không làm được thì phải để người khác