【cúp quốc gia brazil hôm nay】Cõng trên lưng nhọc nhằn để nuôi hạnh phúc
Học vấn thấp,ưngnhọcnhằnđểnuihạcúp quốc gia brazil hôm nay hoàn cảnh gia đình khó khăn... họ chọn đổi sức lao động để kiếm thêm thu nhập từ nghề bốc vác và cũng là để đổi lấy cuộc sống ấm no, hạnh phúc, tiếng cười vui cho gia đình.
Mặc cho cái nắng gay gắt, ông Hồ Thanh Phụng vẫn tranh thủ bốc vác vật liệu xây dựng để kịp giao cho khách.
Dưới cái nắng gay gắt như đổ lửa của những ngày hè, khi mà ai cũng vội vàng tìm chỗ tránh nắng, thì ở kho chứa hàng của các cửa hàng vật liệu xây dựng rất dễ bắt gặp không khí làm việc… quên trời đất của những người công nhân bốc vác. Gắn bó với nghề bốc vác 20 năm, ông Hồ Thanh Phụng, ở thị trấn Kinh Cùng, huyện Phụng Hiệp, vẫn nhớ như in những ngày mới gắn bó với nghề. Ông Phụng tâm sự: “Ngày đầu tiên vào nghề, hôm đó đi làm về cả người không nhấc lên nổi, vác chưa quen nên phần vai bị sưng, rớm máu hết. Do mình ít ăn học, với lại cũng lớn tuổi rồi không biết làm nghề gì, nên cố gắng bám trụ với nghề mà sống chứ tối về là uể oải hết trong người”.
Nghề bốc vác là tên gọi chung cho những người chuyên bốc dỡ hàng hóa thuê từ phương tiện vận tải vào kho hoặc ngược lại (miền Bắc thì gọi là cửu vạn). Tiền công của nghề này được tính theo khối lượng sản phẩm. Với những người công nhân bốc vác thường không có khái niệm về thời gian. Bởi công việc của họ phụ thuộc vào yêu cầu của chủ bất kể ngày đêm, những khi có hàng hóa nhiều phải làm cả ban đêm là chuyện bình thường. Hiện nay, đối với công nhân bốc vác ở các cửa hàng vật liệu xây dựng chủ yếu công việc của họ là vác cát, đá, xi măng… phải mang hàng hóa từ kho xuống ghe hoặc lên xe tải để mang đến nơi giao cho khách mua. Khi đến nơi, công nhân bốc vác phải bốc dỡ hàng hóa xuống tận nhà cho khách. Ở một số cửa hàng vật liệu xây dựng hiện nay, cát được vác với giá 35.000 đồng/khối, đá 45.000 đồng/khối, gạch 50.000 đồng/thiên, xi măng 3.000 đồng/bao… Tùy thuộc vào quãng đường gần, xa tiền công khuân vác sẽ dao động khác nhau.
Hầu hết, những người làm nghề bốc vác đều là lao động chính trong gia đình và gần như không có nghề nào khác để chọn. Vất vả nặng nhọc là thế, nhưng vì cuộc sống họ vẫn quyết bám trụ với nghề, anh Võ Văn Vũ, ở thành phố Vị Thanh, nói: “Nghề này được cái mưa nắng gì cũng làm được hết, công việc cũng đều đều. Ngày nào làm nhiều thì cũng kiếm được 200.000 đồng. Mỗi tháng, trừ hết chi phí cũng dư được chút đỉnh. Do làm cho chủ quen, nên ngày nào có khách mua đồ chủ sẽ gọi tôi ra lên, xuống hàng còn hôm nào không có khách thì cũng được nghỉ ở nhà”.
Còn với anh Lê Hải Đường, ở ấp 3, xã Vị Tân, thành phố Vị Thanh, bước chân vào đời khi chẳng có vốn liếng gì trong tay, nên anh đã chọn nghề bốc vác là công việc chính. Hơn 16 năm làm nghề bốc vác gạo ở chợ Vị Thanh, khuôn mặt hốc hác những thanh be sườn do vác gạo lâu ngày như sắp nhô ra ngoài, anh Đường, tâm sự: “Công việc này, không quy định giờ giấc, chỉ cần có hàng về là mình làm thôi. Lúc mới vào nghề mấy năm đầu chịu muốn không nổi, nhưng rồi làm riết cũng thấy quen nên đeo nghề đến giờ. Thấy vậy chứ nghề này vất vả lắm, nếu có điều kiện tôi cũng sẽ kiếm nghề gì khác để đổi, chứ mình càng ngày càng lớn tuổi làm đâu nổi nữa”. Gạo được bốc vác từ trên xe xuống sạp được trả với giá là 30.000 đồng/tấn, còn từ ghe dưới bến vác lên sạp là 60.000 đồng/tấn. Những ngày gạo xuống nhiều anh Đường cũng thu nhập được từ 200.000-500.000 đồng.
Chọn nghề bốc vác là cái nghề tay trái, để kiếm thêm thu nhập mỗi ngày, anh Khanh, ở xã Hỏa Lựu, thành phố Vị Thanh, cũng kiếm được trung bình 200.000 đồng/ngày. Anh Khanh cho biết: “Công việc chọn mình chứ mình cũng đâu chọn công việc, gắn bó với nghề này cũng được thời gian rồi, thấy sống cũng được. Nghề này sức mình tới đâu thì mình làm đến đó, tính ra cũng khỏe hơn làm hồ, công việc có để làm quanh năm, mưa gió gì cũng làm được”.
Vất vả, nặng nhọc là thế nên ít ai dám nghĩ về tương lai và sự ổn định của nghề bốc vác này. Rồi với những bao xi măng, bao gạo trên vai, đôi chân của những người bốc vác vẫn rất nhanh nhẹn vượt qua từng quãng đường, họ chỉ mong sớm hoàn thành công việc để trở về sum họp cùng gia đình, để thấy vợ con đón chờ ở cửa, rồi cùng ngồi vào mâm cơm chiều đầm ấm, đó cũng là hạnh phúc của những người cõng trên lưng mình sự nhọc nhằn…
Bài, ảnh: AN NHIÊN
相关推荐
- Vietlott tăng trưởng vượt bậc năm 2024, sẻ chia nhiều cơ hội tốt hơn đến cộng đồng
- Xác minh hình ảnh nhóm du khách chơi team building phản cảm ở Hạ Long
- Triều Tiên: Các phương tiện tấn công hạt nhân sẵn sàng khai hỏa
- Cảnh sát Pháp công bố bức ảnh nghi can khủng bố đầu tiên
- Samsung đưa 'Eclipsa Audio' lên dòng TV và Soundbar 2025
- Thu giữ 2,4kg ma túy giấu trong túi xách
- Cảnh sát Pháp công bố bức ảnh nghi can khủng bố đầu tiên
- Sắp có làn sóng du khách khắp nơi đổ bộ đến Đà Nẵng