【kết quả tứ kết c1】Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm: Cơ sở, căn cứ để quy hoạch, bố trí, sử dụng cán bộ

时间:2025-01-10 09:38:29 来源:Empire777
Lấy phiếu tín nhiệm giữa nhiệm kỳ đối với các chức danh Lãnh đạo Bộ Tài chính Kỳ họp Quốc hội giữa nhiệm kỳ với nhiều nội dung quan trọng,ốchộilấyphiếutínnhiệmCơsởcăncứđểquyhoạchbốtrísửdụngcánbộkết quả tứ kết c1 tiến hành lấy phiếu tín nhiệm
Ủy ban Kinh tế đề nghị Chính phủ tiếp tục thực hiện tối đa việc điều hòa vốn cho các nhiệm vụ, dự án theo quy định. Ảnh: Quochoi.vn
Việc Quốc hội thực hiện lấy phiếu tín nhiệm được kỳ vọng sẽ nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước. Ảnh: Quochoi.vn

Theo chương trình phiên họp, từ 16 giờ ngày 24/10, Quốc hội sẽ nghe Trưởng Ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội Nguyễn Thị Thanh trình bày tờ trình về dự kiến danh sách những người được lấy phiếu tín nhiệm.

Tiếp đó, Quốc hội biểu quyết thông qua danh sách những người được lấy phiếu tín nhiệm bằng hệ thống biểu quyết điện tử.

Các đại biểu sẽ thảo luận ở đoàn về các vấn đề liên quan đến việc lấy phiếu tín nhiệm.

Sau những hoạt động này, vào phiên họp ngày 25/10, Quốc hội sẽ lấy phiếu tín nhiệm bằng bỏ phiếu kín vào buổi sáng. Kết quả được công bố vào chiều cùng ngày.

Việc lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do Quốc hội bầu, phê chuẩn được tiến hành theo Nghị quyết số 96/2023/QH15 ban hành ngày 23/6/2023 về việc lấy phiếu tín nhiệm bỏ phiếu tín nhiệm đối với người được Quốc hội, Hội đồng nhân dân (HĐND) bầu hoặc phê chuẩn. Tại Kỳ họp thứ 6 lần này, Quốc hội sẽ tiến hành lấy phiếu tín nhiệm 44/49 chức danh.

Theo quy định tại Nghị quyết 96, Quốc hội sẽ lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ gồm: Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước; Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, Tổng thư ký Quốc hội; Thủ tướng, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ; Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Tổng Kiểm toán Nhà nước.

HĐND cấp tỉnh, cấp huyện lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ: Chủ tịch HĐND, Phó Chủ tịch HĐND, Trưởng Ban của HĐND cấp tỉnh, cấp huyện; Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND), Phó Chủ tịch UBND, các Ủy viên UBND cấp tỉnh, cấp huyện.

Trao đổi bên hành lang Quốc hội về vấn đề này, đại biểu Trịnh Xuân An (đoàn Đồng Nai), Ủy viên chuyên trách Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội cho biết, việc Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm với hơn 40 chức danh lãnh đạo được Quốc hội bầu và phê chuẩn tại Kỳ họp thứ 6 này có ý nghĩa rất quan trọng. Đây đều là những chức danh lãnh đạo cao nhất trong hệ thống bộ máy Nhà nước, nên việc lấy phiếu tín nhiệm thể hiện đánh giá cao nhất của Quốc hội đối với những vị trí lãnh đạo quan trọng của đất nước.

Ông Trịnh Xuân An cũng cho hay, các đại biểu Quốc hội đã dành thời gian nghiên cứu nhiều báo cáo của những chức danh được lấy phiếu tín nhiệm. Các báo cáo đều rất thẳng thắn nhìn nhận về những việc đã làm được và chưa làm được. Bên cạnh đó, việc kê khai tài sản cán bộ cũng sẽ được rà soát, đánh giá chặt chẽ, đặc biệt sau việc vừa qua có lãnh đạo bị kỷ luật vì sai phạm liên quan kê khai tài sản.

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (đoàn Hải Dương) đặt nhiều kỳ vọng vào hoạt động lấy phiếu tín nhiệm tại Kỳ họp này. Theo bà Nga, đây sẽ là dịp để Quốc hội và những cá nhân được lấy phiếu tín nhiệm nhìn lại chặng đường đã thực hiện trong nửa nhiệm kỳ, từ đó nâng cao năng lực giám sát của Quốc hội, rà soát việc thực hiện những cam kết, lời hứa của các lãnh đạo trước Quốc hội và cử tri.

Trong khi đó, đại biểu Nguyễn Trường Giang (đoàn Đắk Nông) nhìn nhận, việc đánh giá đối với các chức danh được lấy phiếu tín nhiệm không phải là chỉ tại Kỳ họp thứ 6 mà là cả một quá trình từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội đến bây giờ. Do đó, thời điểm lấy phiếu tín nhiệm ngay sau phiên khai mạc kỳ họp Quốc hội đảm bảo tính khách quan, không ảnh hưởng đến lá phiếu của các đại biểu Quốc hội. Ngoài ra, Quốc hội cũng sẽ ban hành nghị quyết xác nhận kết quả lấy phiếu tín nhiệm và công khai kết quả lấy phiếu tín nhiệm để cử tri và nhân dân biết.

“Việc lấy phiếu tín nhiệm cũng là cơ sở để người được lấy phiếu nhận thấy trách nhiệm của mình trước nhân dân, cử tri cả nước để tiếp tục phấn đấu, rèn luyện, nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả công tác; làm cơ sở, căn cứ để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét quy hoạch, bố trí, sử dụng cán bộ” ông Nguyễn Trường Giang nhấn mạnh.

Đồng quan điểm, Phó trưởng Ban Công tác đại biểu Tạ Thị Yên cho rằng với quy định mới, kết quả phiếu tín nhiệm không còn chỉ để tham khảo mà được sử dụng để đánh giá cán bộ, làm cơ sở cho công tác quy hoạch, điều động, bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử, miễn nhiệm và thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ.

Trước đó, phát biểu tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 6 vào ngày 23/10, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cũng nêu rõ, đây là phương thức giám sát quan trọng, thể hiện sự ghi nhận, đánh giá của Quốc hội đối với những nỗ lực, cố gắng và kết quả công tác từ đầu nhiệm kỳ đến nay của những người được lấy phiếu tín nhiệm.

Trên cơ sở báo cáo của người được lấy phiếu tín nhiệm đã gửi đến từng đại biểu Quốc hội, lắng nghe ý kiến của cử tri, từ thực tiễn theo dõi, giám sát của mình, Chủ tịch Quốc hội đề nghị mỗi đại biểu Quốc hội phát huy tinh thần trách nhiệm cao đối với đất nước, đối với tổ chức, hoạt động của Quốc hội và bộ máy nhà nước, đánh giá công tâm, khách quan và chính xác trong ghi phiếu tín nhiệm đối với từng chức danh do Quốc hội bầu và phê chuẩn.

相关内容
推荐内容