【kèo nhà cái】Chó cắn người, chủ chó ở Mỹ bị xử lý thế nào?
TheócắnngườichủchóởMỹbịxửlýthếnàkèo nhà cáio Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ, có hơn 4 triệu vụ chó cắn xảy ra ở nước này mỗi năm và khoảng 900.000 người trong số đó bị nhiễm bệnh.
Cũng giống như ở Việt Nam, nhiều vụ chó cắn gây thương vong nặng là do giống chó Pitbull.
Trong những trường hợp này, việc của tòa án là buộc chủ sở hữu chó phải chịu trách nhiệm về hành vi của vật nuôi.
Khi một người bị chó tấn công, người đó có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại, tùy thuộc vào mức độ thương tích và bối cảnh xảy ra sự cố.
Chó Pitbull đứng đầu danh sách những giống chó bị tòa án coi là nguy hiểm. Một số bang ở Mỹ từng ban hành luật riêng dành cho những giống chó có đặc điểm giống Pitbull. Ngày nay, những luật như vậy đã bị hủy bỏ ở hầu hết các bang. Dù vậy, vẫn có một số bang cho phép các quận và thành phố ban hành quy định chặt chẽ với một số giống chó cụ thể.
Ở những khu vực này, chủ sở hữu chó Pitbull và những giống chó có đặc điểm tương tự phải đăng ký chó khi nhận nuôi, phải rọ mõm và xích chó ở những nơi công cộng, đồng thời phải mua bảo hiểm trách nhiệm pháp lý kèm theo các yêu cầu khác.
Xác định trách nhiệm pháp lý
Mặc dù, một số loài chó có “tiếng xấu” là hung dữ, nhưng trước khi kết luận về trách nhiệm pháp lý của chủ sở hữu chó khi xảy ra tai nạn, toà án sẽ xét đến các yếu tố xung quanh bối cảnh.
Ở Mỹ, mỗi tiểu bang sẽ có một luật khác nhau về việc chủ sở hữu có thể phải chịu trách nhiệm pháp lý khi vật nuôi cắn người.
New York và California là 2 tiểu bang có luật nghiêm ngặt nhất về các vụ tấn công của động vật. Luật trách nhiệm pháp lý được chia thành 2 loại: trách nhiệm pháp lý cứng và quy tắc “một lần cắn”.
Trách nhiệm cứng
Khi một động vật hoang dã hoặc vật nuôi tấn công người, theo trách nhiệm pháp lý cứng, chủ sở hữu vật nuôi phải chịu trách nhiệm về thương tích, cho dù họ có thể ngăn chặn vụ việc hay không.
Chỉ có 2 yếu tố được xem xét trước tòa để giảm nhẹ trách nhiệm của chủ chó, gồm có:
1. Người bị thương có được phép có mặt tại khu vực xảy ra vụ tấn công không?
2. Người bị thương có khiêu khích con vật theo cách nào đó không? Tiêu chuẩn này không áp dụng nếu người bị thương dưới 4 tuổi.
Theo trang tra cứu luật LawInfo của hãng tin Thomson Reuters, hiện tại, có 31 tiểu bang áp dụng luật trách nhiệm cứng, trong đó có cả California, Illinois và Michigan. Một số bang áp dụng luật này cho bất kỳ vật nuôi nào trong nhà, một số chỉ áp dụng riêng cho chó.
Có 5 tiểu bang (gồm: Gruzia, Hawai, North Carolina, South Dakota, Tennessee) yêu cầu nguyên đơn chứng minh sự sơ suất của chủ chó hoặc chứng minh rằng chủ chó đã biết trước xu hướng hiếu chiến của vật nuôi, chẳng hạn như vật nuôi từng tấn công người hoặc vật nuôi được huấn luyện để tấn công.
Quy tắc “một lần cắn”
16 tiểu bang của Mỹ áp dụng quy tắc “một lần cắn”. Quy định này trước đây áp dụng ở hầu hết các tiểu bang cho đến khi các vụ tấn công liên quan đến chó Pitbull và chó chăn cừu Đức trở nên phổ biến.
Trước đây, theo quy định “một lần cắn”, một con chó được phép cắn người 1 lần mà người chủ không phải chịu trách nhiệm pháp lý. Tuy nhiên, luật này đã được thay đổi một chút để phù hợp với xã hội hiện đại.
Theo luật mới, người bị cắn phải chứng minh được rằng chủ sở hữu biết con chó của mình có thể cắn do tính khí hoặc hoàn cảnh gần đây của nó (con vật bị ốm, bị thương hoặc mới sinh).
Trong trường hợp liên quan đến trách nhiệm pháp lý, tòa án sẽ cố gắng xác định các vấn đề sau:
- Con chó có xu hướng hành động gây nguy hiểm cho cộng đồng không?
- Đã từng có sự cố trước đây liên quan đến con chó này hay chưa?
- Người chủ có biết trước về tính khí của con chó không?
- Hành vi của con chó có phải là nguyên nhân gây ra thương tích hay không?
Cần lưu ý rằng chủ sở hữu thường sẽ không bị coi là có lỗi nếu vụ tấn công là do con chó bảo vệ chính nó, bảo vệ chủ hoặc con của nó khỏi bị tấn công hoặc khi nó nhận thấy nguy hiểm. Ví dụ như khi một vị khách đến thăm nhà có hành vi làm hại con chó và nó cắn để tự vệ thì chủ chó không bị quy trách nhiệm.
Nếu người bị cắn chứng minh được chủ chó phải chịu trách nhiệm, người đó có thể nhận được tiền bồi thường cho các loại tổn thất sau: tiền thuốc và điều trị y tế, tổn thất thu nhập do không thể đi làm, tổn thất vì chịu đau đớn, tổn thất về tinh thần.
Mức bồi thường là bao nhiêu phụ thuộc vào việc người bị cắn chứng minh được mức độ thiệt hại mà vết cắn gây ra.
Chó Pitbull nguy hiểm số 1 thế giới, nhiều nước cấm nuôi
Rất nhiều quốc gia trên thế giới cấm nuôi Pitbull, loài chó hung dữ bậc nhất hành tinh này.(责任编辑:Cúp C1)
- ·Thị trường hàng hóa: Toàn bộ 5 mặt hàng năng lượng đều tăng giá
- ·65 doanh nghiệp đạt Giải thưởng Chất lượng Quốc gia
- ·Khánh thành dự án tu bổ di tích Chùa Cầu (Lai Viễn Kiều)
- ·VPBank dành 5.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp vay ưu đãi
- ·Tai nạn giao thông ở Đà Lạt, 2 thanh niên tử vong
- ·“Đối phó” với thị trường khó tính
- ·Công an truy bắt đối tượng truy nã đặc biệt trốn khỏi trại tạm giam ở Hòa Bình
- ·Bảo tồn, phát huy giá trị di tích lịch sử Lộ Vòng Cung
- ·7 tháng đầu năm Quảng Nam có 1.473.435 người tham gia B
- ·Truy nã nguyên chủ tịch hội đồng quản trị công ty mua bán nợ
- ·Đà Nẵng chỉ đạo kiểm tra vụ nhân viên pháp y cản xe chở thi thể về quê
- ·Kỳ nghỉ lễ 2/9: Du lịch đến các điểm gần và tự túc là xu thế
- ·Trà Vinh xúc tiến, quảng bá giới thiệu du lịch tại TP Hồ Chí Minh
- ·Khởi tố người cha dùng xẻng nhôm, dây sạc điện thoại đánh con trai 5 tuổi
- ·Tránh rủi ro cho màn hình của Galaxy S8 và S8 Plus
- ·Bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Yên Thế
- ·Nữ quái dùng chiêu 'mua cao, bán thấp' lừa đảo trên mạng xã hội
- ·‘Lặng lẽ một hành trình’ – cuốn sách về người lính Trường Sơn
- ·17 nghìn hộ dân khát nước bên nhà máy 35 tỷ 'đắp chiếu' nhiều năm
- ·Tổ chức “Phiên toà giả định” tuyên truyền pháp luật năm 2023