Trải nghiệm dự án ngân hàng,ạchtrầnthủđoạncủanhữngkẻgiảdanhđểlừađảodịpcuốinăbxh chile b người phụ nữ mất gần 2 tỷ Mới đây, Công an quận Long Biên (Hà Nội) xác minh, điều tra vụ giả danh ngân hàng tuyển dụng nhân sự, lừa đảo chiếm đoạt tài sản của công dân trên địa bàn. Cụ thể, vào ngày 17/11, chị Đ. (ở quận Long Biên, Hà Nội) có đăng ký tuyển dụng nhân sự của một ngân hàng trên mạng xã hội Facebook. Sau đó, chị Đ. nhận được cuộc gọi của một đối tượng giới thiệu là bộ phận tuyển dụng nhân sự ngân hàng thông báo lịch hẹn phỏng vấn online. Ngày 19/11, đối tượng gửi email hướng dẫn chị tải phần mềm và trải nghiệm dự án của ngân hàng. Chị Đ. bị các đối tượng dẫn dắt đầu tư vào dự án và nạp gần 2 tỷ đồng nhưng không rút được tiền ra. Chuyên gia tâm lý tội phạm học, luật sư Ngô Huỳnh Phương Thảo (Cty Luật TAT Law Firm) cho biết, những kẻ lừa đảo lợi dụng tên tuổi của các doanh nghiệp lớn để đăng bài tuyển dụng. Ngoài thủ đoạn ngày càng tinh vi, sự phát triển gần đây của các chương trình AI giúp tạo ra văn bản và hình ảnh chân thực cũng đặt ra một mối đe dọa lớn trong việc lừa đảo tuyển dụng, nhất là trong giai đoạn cuối năm khi mà thị trường việc làm đang rất sôi động. Theo các chuyên gia tội phạm học, việc làm thêm không có hợp đồng lao động và mọi giao dịch đều thông qua mạng xã hội đang khiến nhiều người tìm việc trở thành nạn nhân của những vụ lừa đảo. Để tránh rơi vào bẫy lừa đảo, người dân cần hết sức cẩn trọng khi xin việc. Khi truy cập các website tuyển dụng, mọi người nên chú ý đến phần mô tả công việc, đảm bảo rõ ràng và cụ thể về mức lương, mô tả công việc, địa chỉ công ty và năm thành lập. Để phòng tránh lừa đảo trong tuyển dụng, người lao động nên ưu tiên nộp hồ sơ qua các kênh tuyển dụng chính thức của doanh nghiệp hoặc tham gia các phiên giao dịch việc làm do Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tổ chức. Khi có nhu cầu ứng tuyển, người lao động nên liên hệ trực tiếp với doanh nghiệp để xác nhận thông tin tuyển dụng. Việc này không chỉ giúp người lao động nắm rõ thông tin mà còn tạo cơ hội phỏng vấn trực tiếp, tránh mất thời gian đi lại không cần thiết. Ngoài ra, các doanh nghiệp tuyển dụng cũng cần thông báo rõ ràng các kênh tuyển dụng chính thức và cách nhận biết để người lao động tránh nhầm lẫn. Những người thiếu hiểu biết mất tiền cay đắng Dịp cuối năm, Công an TP Hà Nội đã cảnh báo về các thủ đoạn lừa đảo đang nhắm vào sự thiếu hiểu biết của người dân. Các chiêu thức lừa đảo phổ biến hiện nay như mạo danh đăng ký khóa học Pickleball cho con, giả danh công an yêu cầu bổ sung thông tin để hoàn thiện sổ hộ khẩu điện tử, và nhiều hình thức lừa đảo khác. Mới đây, Công an quận Cầu Giấy (Hà Nội) đã khởi tố vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua hình thức đăng ký học Pickleball trực tuyến. Cụ thể, chị H. (ở Hà Nội) có nhu cầu đăng ký cho con học Pickleball và đã tìm hiểu thông tin trên mạng, liên hệ với tài khoản Facebook "Liên đoàn Pickleball Việt Nam". Sau khi trao đổi, đối tượng lừa đảo yêu cầu chị tải ứng dụng Telegram và tham gia một số nhiệm vụ xác nhận đồ dùng thể thao để được giảm giá khóa học. Tin tưởng vào các “chuyên viên” hướng dẫn, chị H. đã chuyển gần 400 triệu đồng vào tài khoản do các đối tượng cung cấp. Vào ngày 23/11, Công an phường Phúc Đồng (quận Long Biên) tiếp nhận tin trình báo của bà P. (SN 1985, ở quận Long Biên) về việc bà nhận được cuộc gọi của một đối tượng giả danh cán bộ Công an quận Long Biên, yêu cầu bà bổ sung thông tin cho con trai để hoàn thiện sổ hộ khẩu điện tử. Đối tượng yêu cầu bà cài đặt phần mềm để thực hiện việc bổ sung thông tin. Sau khi làm theo hướng dẫn, bà P. kiểm tra tài khoản ngân hàng và phát hiện bị mất gần 300 triệu đồng. Trước những thủ đoạn lừa đảo ngày càng tinh vi, Công an TP Hà Nội khuyến cáo người dân cần cảnh giác, đồng thời tuyên truyền cho người thân, bạn bè về các chiêu thức lừa đảo này để tránh rơi vào bẫy của đối tượng xấu. Nếu phát hiện trường hợp nghi ngờ lừa đảo, người dân cần báo ngay cho cơ quan công an để kịp thời xác minh, ngăn chặn và xử lý các đối tượng vi phạm theo quy định của pháp luật. |