Ông Hà Tất Thắng,ăngcườngthanhtraantoànlaođộngtrongnăbongdaáo Cục trưởng Cục An toàn lao động, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) đã cho biết như vậy tại Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm thực hiện hiệu quả pháp luật ATVSLĐ ngày 4/5, tại Hà Nội.
Theo ông Thắng, năm nay chủ đề chính của lễ phát động là tập trung triển khai Luật An toàn vệ sinh lao động, lấy công tác huấn luyện và tuyên truyền để phòng ngừa.
Ông Thắng cũng cho biết, vừa qua chiến dịch thanh tra lao động năm 2017 nhằm mục đích thúc đẩy tuân thủ pháp luật lao động trong ngành điện tử cũng đã được Bộ LĐ-TB&XH phát động.
Trong những năm vừa qua số lượng các doanh nghiệp điện tử ở Việt Nam tăng lên đáng kể, từ 256 doanh nghiệp trong năm 2005 lên 1.021 doanh nghiệp vào năm 2014. Sự tăng lên về số lượng các doanh nghiệp tạo việc làm đáng kể trong ngành này. Tính trên tổng số việc làm của toàn ngành sản xuất, đóng góp của ngành điện tử tăng từ 1,5% trong năm 2005 lên 7,1% trong năm 2014. Tổng số lao động trong ngành tăng gấp bảy lần, từ 46.000 năm 2005 lên 411.000 năm 2014.
Tuy nhiên, các hoạt động sản xuất phần lớn vẫn chỉ giới hạn ở các công đoạn lắp ráp có giá trị gia tăng thấp, sử dụng lượng nhân công lớn và đem lại mức lương thấp dễ dẫn tới các nguy cơ vi phạm quyền và lợi ích của người lao động.
Ông Thắng cho rằng, bằng chiến dịch này, Bộ sẽ tăng cường số lượng các doanh nghiệp điện tử được thanh tra, kiểm tra trong năm 2017 nhằm đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người lao động. Đến hết năm 2017, phấn đấu đạt 500 doanh nghiệp điện tử được thanh tra, kiểm tra.
Trước đó ngày 25/6/2015, Quốc hội cũng đã thông qua Luật An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ), bắt đầu có hiệu lực thi hành vào ngày 1/7/2016. Luật ATVSLĐ đã mở rộng đối tượng điều chỉnh với việc quy định người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động. Những đối tượng này chủ yếu tập trung trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, trong các làng nghề và hộ gia đình.
Để đảm bảo các quyền lợi của người lao động trong khu vực không có quan hệ lao động, các quy định của Luật cũng đã quy định về quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo hình thức tự nguyện nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của người lao động bị rủi ro, tai nạn trong quá trình lao động, giảm gánh nặng cho người sử dụng lao động cũng như của nhà nước và xã hội.
Cũng tại hội thảo, ông Chang Hee – Lee, giám đốc Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) tại Việt Nam cho rằng, bằng việc nâng tầm tuần lễ ATVSLĐ PCCN thành tháng ATVSLĐ PCCN, Việt Nam đang ngày càng nỗ lực thực hiện đảm bảo sức khỏe và an toàn tại nơi làm việc cho người lao động. Ông khẳng định, ILO rất ủng hộ các sáng kiến của Việt Nam để bảo vệ tốt hơn và mang lại nhiều lợi ích cho người lao động. Đồng thời, ILO sẽ tiếp tục hỗ trợ và phối hợp với các tổ chức của người lao động, người sử dụng lao động và cơ quan quản lý của Việt Nam trong thực hiện những nỗ lực này.
Hiện Bộ LĐ-TB&XH cũng đang phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng 2 Nghị định là Nghị định quy định mức đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và Nghị định quy định về bảo hiểm tai nạn lao động theo hình thức tự nguyện. Theo kế hoạch, 2 nghị định này dự kiến trình Chính phủ ban hành vào năm 2017 và 2018./.
Mai Đan