BP - LTS: Thực hiện Luật Tổ chức Quốc hội,ăngcườngthựchiệnnềnnếpkỷcươngtrongtrườnghọbóng đá đức 2 Quy chế hoạt động của đại biểu Quốc hội (ĐBQH), sau kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV, Đoàn ĐBQH tỉnh đã phối hợp Ban Thường trực UBMTTQVN tỉnh tổ chức cho các ĐBQH tiếp xúc cử tri trên địa bàn tỉnh. Các ý kiến thuộc thẩm quyền giải quyết của địa phương đã được Đoàn ĐBQH tỉnh trả lời, tiếp thu, tổng hợp gửi UBND tỉnh đề nghị giải quyết; những ý kiến thuộc thẩm quyền giải quyết của Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan Trung ương, Đoàn ĐBQH tỉnh tổng hợp gửi đến Ban Dân nguyện. Ngày 15-6-2018, Ban Dân nguyện ban hành Văn bản số 251/BDN gửi Bộ GD-ĐT về những kiến nghị của cử tri Bình Phước. Vừa qua, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ đã ký ban hành Văn bản số 3602/BGDĐT-NGCBQLGD gửi Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Phước về việc trả lời kiến nghị của cử tri. Sau đây, Báo Bình Phước xin giới thiệu đến bạn đọc nội dung văn bản này.
Nội dung kiến nghị của cử tri tỉnh Bình Phước: Thời gian gần đây đã xảy ra nhiều vụ việc ứng xử phản cảm, thiếu nhân cách của một bộ phận giáo viên và học sinh gây bất bình trong xã hội, thể hiện thái độ vô cảm, thiếu trách nhiệm và xuống cấp về đạo đức của một bộ phận giáo viên, làm ảnh hưởng đến uy tín, nhân cách nhà giáo và ngành giáo dục. Đề nghị Chính phủ và các bộ, ngành liên quan có giải pháp cụ thể, thiết thực để khôi phục hình ảnh, đạo đức nhà giáo và vị thế của nền giáo dục nước nhà.
Bộ GD-ĐT trả lời: Các vụ việc ứng xử phản cảm, thiếu nhân cách của một bộ phận giáo viên và học sinh như phản ánh của cử tri cho thấy, trách nhiệm của các cơ quan quản lý, nhà trường, chính quyền địa phương các cấp còn hạn chế, vẫn còn tình trạng buông lỏng quản lý, thiếu kiểm tra, giám sát, chưa kiên quyết xử lý và xử lý chưa nghiêm, kịp thời các vụ việc. Để khắc phục tình trạng xuống cấp về đạo đức, lối sống cho giáo viên và học sinh trong trường, Bộ GD-ĐT đã và đang thực hiện nhiều giải pháp, cụ thể là:
Bộ đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 80/2017/NĐ-CP ngày 17-7-2017 và phối hợp các bộ, ngành, địa phương tổ chức thực hiện quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường; Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 16-5-2017 của Thủ tướng Chính phủ tăng cường giải pháp phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em. Hoàn thiện Đề án “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học” trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; chỉ đạo sửa đổi, bổ sung các nội dung về đạo đức nhà giáo, đưa quy tắc ứng xử vào trong quy chế làm việc; phát huy dân chủ trường học.
Ban hành Chỉ thị số 1737/CT-BGDĐT ngày 15-5-2018, của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT về việc tăng cường công tác quản lý và nâng cao đạo đức nhà giáo. Theo đó, để nâng cao đạo đức nhà giáo, chấn chỉnh tình trạng giáo viên vi phạm đạo đức nhà giáo, Bộ GD-ĐT yêu cầu các cơ sở GD-ĐT: Phối hợp với các cơ sở đào tạo giáo viên xây dựng và tập huấn cho giáo viên cách nhận diện và phòng ngừa những tình huống, nguy cơ có thể dẫn đến hành vi vi phạm đạo đức; hỗ trợ tư vấn tâm lý cho nhà giáo và người học khi có tình huống xảy ra; tăng cường thanh tra, kiểm tra nền nếp, kỷ cương trường học; xử lý nghiêm các giáo viên, nhân viên, người lao động có hành vi vi phạm đạo đức, hành vi bạo hành thể chất, tinh thần học sinh và người đứng đầu các cơ sở giáo dục để xảy ra vụ việc vi phạm; phối hợp các cơ quan báo chí, truyền thông xây dựng chuyên trang, chuyên mục về giáo dục.
Rà soát, hoàn thiện các chuẩn nghề nghiệp của giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, trong đó có quy định về phẩm chất đạo đức nhà giáo; xây dựng chương trình bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục theo chuẩn nghề nghiệp; rà soát, hướng dẫn nội dung bồi dưỡng thường xuyên, chú trọng bồi dưỡng đạo đức nhà giáo, kỹ năng xử lý tình huống sư phạm.
Đổi mới hoạt động đào tạo giáo viên ở các trường sư phạm, xây dựng chuẩn đầu ra cho sinh viên sư phạm gắn với chuẩn nghề nghiệp giáo viên, trong đó chú trọng tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp.
Chỉ đạo các cơ sở giáo dục xây dựng văn hóa nhà trường; nâng cao hiệu quả phối hợp giữa nhà trường, gia đình và địa phương trong quản lý, giáo dục học sinh, đặc biệt là giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh; tăng cường thực hiện nền nếp, kỷ cương trường học; xây dựng và thực hiện tiêu chí đánh giá công tác giáo dục đạo đức, lối sống trong các cơ sở giáo dục.
Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra việc tổ chức thực hiện quy định về đạo đức nhà giáo; kịp thời nắm bắt các thông tin xử lý tại địa phương và tôn vinh, tuyên dương, khen thưởng, tuyên truyền rộng rãi trong toàn ngành các tấm gương người tốt, việc tốt.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ
(*) Tựa đề do Tòa soạn đặt