Trong số 133 trường hợp được phê duyệt này có 102 tàu đóng mới để làm dịch vụ hậu cần và khai thác hải sản; 31 tàu được nâng cấp. Tổng kinh phí đóng mới và nâng cấp cho 133 tàu này là 881,41 tỷ đồng.
Trên cơ sở quyết định phê duyệt của UBND tỉnh, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Bình Thuận đến nay cũng đã tiến hành thẩm định xong 7 hồ sơ, chuẩn bị giải ngân 6 hồ sơ.
Tuy nhiên, theo nhiều ngư dân địa phương, mặc dù chính quyền và ngân hàng bước đầu đã tháo gỡ một số vướng mắc để tạo điều kiện cho ngư dân được hưởng các chính sách theo Nghị định 67, song khó khăn hiện nay của ngư dân vẫn là số vốn đối ứng quá lớn.
Cụ thể, nếu ngư dân muốn vay vốn đóng một con tàu vỏ gỗ giá trị khoảng 6 tỷ đồng, ngư dân phải có vốn tự có là 1,8 tỷ đồng. Đây thực sự là nguồn vốn quá lớn mà ngư dân khó có thể đảm bảo thực hiện.
Trong khi đó, các ngư dân cho rằng, với số vốn đối ứng là 1,8 tỷ đồng thì thay vì đóng tàu mới, ngư dân mua con tàu gỗ 550 CV đã qua sử dụng và sẽ khai thác khoảng 10 năm, không phải lo nợ ngân hàng; còn vay để đóng tàu mới phải mất 10 đến 15 năm mới trả hết nợ. Vì thế không ít ngư dân còn boăn khăn chưa có quyết định vay vốn đóng tàu.
Theo dangcongsan.vn