设为首页 - 加入收藏   
您的当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá > 【kq duc2】Xuất khẩu chuối sang Trung Quốc: Tiềm năng lớn, rủi ro cao 正文

【kq duc2】Xuất khẩu chuối sang Trung Quốc: Tiềm năng lớn, rủi ro cao

来源:Empire777 编辑:Nhận Định Bóng Đá 时间:2025-01-25 10:03:39

xk chuoi

Tính đến hết tháng 01/2018,ấtkhẩuchuốisangTrungQuốcTiềmnănglớnrủkq duc2 lượng chuối nhập khẩu từ Việt Nam vào Trung Quốc là 5.132 tấn. Ảnh: TL

Thị trường và giá cả không ổn định

Theo khảo sát của Vụ Thị trường châu Á - châu Phi (Bộ Công thương), giá bán lẻ mặt hàng chuối tại Trung Quốc từ đầu năm 2018 không ổn định. Cụ thể từ tháng 1 – 2, giá dao động từ 3 – 3,5 NDT/kg, sau Tết Âm lịch đến nay giá chuối giảm khoảng 40%, còn khoảng từ 1,5 – 2,5 NDT/kg. Riêng chuối nhập khẩu có giá bán lẻ cao hơn chuối nội địa.

Tại các tỉnh giáp biên giới Việt Nam như Quảng Tây, Vân Nam giá chuối bán lẻ cũng có biến động tương tự. Thời điểm trước và sau Tết giá khá cao, khoảng trên 4 NDT/kg; đầu tháng 3, giá giảm mạnh khoảng 40 - 50%, chỉ còn hơn 2 NDT/kg. Ở thời điểm hiện tại giá bán lẻ chuối tại Quảng Tây đã trở lại khoảng 4 NDT/kg.

Theo thống kê của Hải quan Trung Quốc, lượng chuối nhập khẩu từ Việt Nam năm 2017 đạt gần 51 nghìn tấn, kim ngạch đạt 24,3 triệu USD. Tính đến hết tháng 01/2018, lượng chuối nhập khẩu từ Việt Nam là 5.132 tấn với kim ngạch là 2,8 triệu USD.

Gần đây nhất tính đến thời điểm ngày 13/3 vừa qua, giá chuối nhập khẩu từ Việt Nam, Lào và Myanmar tại khu vực Vân Nam tăng nhẹ, mức tăng từ 0,1- 0,2 tệ/kg. Riêng khu vực Hà Khẩu, Kim Bình (giáp Lào Cai và Lai Châu), giá dao động từ 2,1 – 2,8 NDT/kg đối với chuối chất lượng tốt và từ 1,7 - 2,1 NDT/kg đối với chuối có chất lượng trung bình.

Bên cạnh đó, Vụ Thị trường châu Á - châu Phi cũng đã thống kê về nguồn cung và giá chuối tại thị trường Trung Quốc thường diễn biến có quy luật rõ ràng. Từ tháng 1 - 2: chuối thường được giá do ảnh hưởng nhu cầu tiêu thụ của Tết Âm lịch, giá chuối bán lẻ dao dộng từ 3 - 5 NDT/kg, với chuối chất lượng cao hoặc nhập khẩu giá có thể cao hơn.

Đến tháng 3, giá chuối trên thị trường thường giảm do nguồn cung tăng từ địa phương chuyên canh chuối như Vân Nam, Hải Nam khi thời tiết ấm dần lên và nguồn cung từ Myanmar, Lào cũng vào vụ.

Trong tháng 4 - 5, giá thường ổn định và có thể tăng nhẹ do thời điểm này nhu cầu tiêu thụ chuối khá ổn định. Từ trung tuần tháng 5 trở đi, chuối tại Vân Nam, Lào, Myanmar vào cuối vụ; nguồn cung chuối chất lượng cao ra thị trường giảm và chủ yếu là từ Hải Nam.

Từ tháng 6 - 9, thời gian này Hải Nam vào cuối vụ, khu vực Quảng Đông, Phúc Kiến thay thế trở thành nguồn cung chính; do thời điểm này vào mùa mưa bão nên giá chuối dao động theo diễn biến thời tiết; người nông dân cũng thường có xu hướng cố gắng thu hoạch sớm.

Giai đoạn tư tháng 9 - 11 chủ yếu là nguồn cung chuối từ Quảng Tây. Với chất lượng được đánh giá khá cao do không bị ảnh hưởng của bệnh vàng lá hay thời tiết nên giá chuối Quảng Tây tương đối cao và ổn định. Tuy nhiên, dù đã ban hành một số chính sách hỗ trợ đối với ngành trồng trọt nhưng diện tích trồng chuối trong năm 2018 của Quảng Tây dự kiến vẫn giảm khoảng 40%.

Từ tháng 12 đến đầu năm tiếp theo là thời điểm nguồn cung và chủng loại hoa quả (trong đó có chuối) tại Trung Quốc đều thiếu do thời tiết giá lạnh nên giá cả thường tăng cao.

DN cần thận trọng để tránh rủi ro

Theo các chuyên gia kinh tế, từ lâu nay, nước ta xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc chủ yếu là tiểu ngạch, thị trường không đòi hỏi khắt khe đối với nông sản từ Việt Nam. Doanh nghiệp, thương lái đưa hàng đến cửa khẩu, giao dịch và mua bán tại đó. Theo đó, sản phẩm chỉ cần nhìn cảm quan bằng mắt để đánh giá, ra giá mua rồi chốt đơn hàng.

Bên cạnh đó, nhiều DN cũng cho hay, thương lái phía Trung Quốc có thủ đoạn là liên kết với nhau và mỗi khi thấy hàng phía Việt Nam lên nhiều, họ cùng nhau đồng loạt ép giá thu mua xuống thấp, khiến DN Việt nhiều phen lao đao, sống dở chết dở.

"Có thể thấy, việc giao dịch, mua bán với phía Trung Quốc nếu không thận trọng thì sẽ có rất nhiều rủi ro mà DN, thương lái cũng như người sản xuất, nuôi trồng Việt Nam gặp phải. Chúng ta chưa quên hình ảnh dưa hấu, chuối và một số nông sản khác như sắn thường xuyên bị ách tắc trong những năm qua, nạn "được mùa mất giá" xảy ra thường xuyên như cơm bữa...", chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long đánh giá.

Do đó, theo các chuyên gia, để tránh khi Trung Quốc thay đổi chính sách, nông sản của chúng ta sẽ gặp rất nhiều rủi ro cũng như hạn chế tình trạng hàng nông sản của Việt Nam đưa lên cửa khẩu thường bị phía Trung Quốc ép giá thì phía cơ quan chức năng cần đẩy mạnh công tác giám sát nguồn cung, cung cấp thông tin và đưa ra những cảnh báo cho DN và người nông dân.

"Bản thân DN và người nông dân cũng phải tuân thủ đúng quy hoạch, không thể nương theo giá cả mua bán có tính chộp giật, tức thời của các thương nhân Trung Quốc mà phá vỡ quy hoạch, gây lũng đoạn thị trường", ông Long nhấn mạnh.

Cũng theo ông Long, điều đáng tiếc là trong khi chất lượng chuối của nước ta được đánh giá rất tốt và giá lại rẻ, có nhiều cơ hội để thâm nhập các thị trường khó tính như Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc…mà chúng ta vẫn chưa đưa được chuối lên kệ của họ. Đây cũng là bài toán cho các nhà chính sách, nhà quản lý nhằm phát triển, mở rộng nhiều thị trường mới cho nông sản Việt Nam nói chung, cho chuối nói riêng./.

Tố Uyên

热门文章

0.6946s , 7570.5 kb

Copyright © 2025 Powered by 【kq duc2】Xuất khẩu chuối sang Trung Quốc: Tiềm năng lớn, rủi ro cao,Empire777  

sitemap

Top