Toàn cảnh cuộc họp báo thường kỳ Bộ Công thương. Ảnh: T.U Bước đầu tận dụng hiệu quả cơ hội từ FTA TheấtkhẩusangEUtăngmạnhĐiểmsánggiữabóngđlịch cúp tây ban nhao báo cáo của Bộ Công thương, từ đầu năm đến nay, nền kinh tế chịu ảnh hưởng nhiều chiều từ những biến động của thế giới, đặc biệt là sự bùng phát của đại dịch Covid-19 tác động tiêu cực đến mọi mặt đời sống, nhất là hoạt động sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, điều đáng mừng là thời gian qua, Việt Nam đã tận dụng tốt các ưu đãi về thuế quan trong các FTA đã ký kết để mở rộng các thị trường xuất khẩu mới. Tại buổi họp báo, ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu nhấn mạnh, sau hai tháng thực thi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) đã mang đến kết quả tốt. Đó cũng là điểm sáng xuất khẩu giữa bóng đen Covid-19 bủa vây. Tính chung 9 tháng năm nay, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 388,5 tỷ USD, tăng 1,7% so với cùng kỳ năm 2019. Kể từ khi có hiệu lực đến nay, các tổ chức được ủy quyền đã cấp gần 15.000 bộ Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) mẫu EUR.1 với kim ngạch gần 700 triệu USD đi 28 nước EU. Chỉ tính riêng tháng 8, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU đã đạt 3,25 tỷ USD, tăng 4,65% so với tháng 7 và tăng 4,2% so với cùng kỳ, đưa kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang thị trường EU đạt 22,76 tỷ USD, tăng gần 500 triệu USD so với bình quân 7 tháng đầu năm (bình quân 7 tháng là 2,79 tỷ USD). Sang tháng 9, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này tiếp tục duy trì đà tăng mạnh, tăng khoảng 14,4% so với cùng kỳ. Thúc đẩy các giải pháp kích cầu tiêu dùng Sau thời gian bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, Thứ trưởng Bộ Công thương nhận định thị trường trong nước đã sôi động trở lại với các hoạt động kích cầu, khuyến mại theo các chương trình xúc tiến thương mại được phát động từ tháng 7. Tình hình tiêu thụ hàng hóa dần được cải thiện, nguồn cung hàng hóa dồi dào, giá cả không có biến động bất thường. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 9/2020 ước tính đạt 441,4 nghìn tỷ đồng, tăng 2,7% so với tháng trước và tăng 4,9% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 9 tháng năm 2020, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 3.673,5 nghìn tỷ đồng, tăng 0,7% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá giảm 3,6%. Trước tình hình đó, lãnh đạo Bộ Công thương cho biết, trong 3 tháng cuối năm 2020 sẽ tập trung thực hiện 5 nhóm giải pháp lớn là tập trung tháo gỡ khó khăn, xác định rõ những vướng mắc, khó khăn cụ thể đối với từng ngành, lĩnh vực, từng doanh nghiệp và trên từng địa bàn để có biện pháp, đối sách cụ thể sớm khắc phục. Trong đó, chú trọng đẩy mạnh triển khai các dự án đầu tư lớn của ngành, đặc biệt là các dự án trọng điểm, các dự án năng lượng, để vừa bảo đảm an ninh năng lượng, vừa góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cả nước. Bên cạnh đó, Bộ Công thương sẽ triển khai các chương trình, biện pháp cụ thể để thúc đẩy mạnh mẽ tiêu dùng thông qua kích cầu tiêu dùng; bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường; phát triển thương mại điện tử; đẩy mạnh công tác phòng chống buôn lâu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng. Đồng thời, tiếp tục rà soát, hoàn thiện và thực hiện đồng bộ, hiệu quả hơn các chính sách xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu. Đặc biệt, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin qua môi trường thương mại điện tử và các nền tảng công nghệ số. Ngoài ra, cùng với các bộ, ngành khác, Bộ Công thương sẽ tiếp tục thực hiện các giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi thu hút hiệu quả các nguồn vốn đầu tư xã hội và hỗ trợ phát triển doanh nghiệp./. Tố Uyên |