【kết quả c1 đêm nay】Bài 1: “Phao cứu sinh” giúp doanh nghiệp vượt “bão”

作者:La liga 来源:World Cup 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-26 02:19:29 评论数:
Nguồn: Bộ Tài chính		   	   						      Đồ họa: Hồng Vân
Nguồn: Bộ Tài chính Đồ họa: Hồng Vân

Đại dịch Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất,àiPhaocứusinhgiúpdoanhnghiệpvượtbãkết quả c1 đêm nay kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống người dân, tác động lớn đến tình hình thu, chi ngân sách nhà nước.Trong bối cảnh đó, bám sát các nghị quyết của Trung ương, Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính đã tổ chức điều hành chính sách tài khóa theo hướng chủ động, kỷ luật, kỷ cương, hiệu quả; góp phần quan trọng vào phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, kiểm soát tốt dịch bệnh trong nước; phát huy tối đa những thuận lợi, hướng tới thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Đại hội Đảng lần thứ XIII đã đề ra.

Những chính sách hỗ trợ về thuế thời gian qua của Chính phủ được ví như "phao cứu sinh" cho doanh nghiệp vượt "bão" Covid-19. Trong bối cảnh bị đuối sức do ảnh hưởng của dịch Covid-19, đây chính là sự trợ lực kịp thời và vô cùng quý giá cho doanh nghiệp.

Gói hỗ trợ về thuế lên đến hàng trăm tỷ đồng

Thuế là tiền đóng góp của dân và cũng để phục vụ nhân dân, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an sinh xã hội. Do đó việc điều chỉnh thuế (tăng hay giảm) đều hết sức quan trọng, được các cơ quan chức năng tính toán, cân nhắc kỹ lưỡng, đảm bảo hài hòa giữa lợi ích Nhà nước và nhân dân cũng như hài hoà giữa các nguồn thu.

Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (DN), người dân được ví như mạch máu của nền kinh tế. Khi hoạt động của nhiều DN, người dân gặp khó khăn chắc chắn sẽ tác động ngay lập tức đến “sức khỏe” nền kinh tế. Chính vì lẽ đó, dù biết rằng, cắt giảm thuế, phí sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến “túi tiền quốc gia”, nhưng trong những hoàn cảnh đặc biệt, Bộ Tài chính luôn cân nhắc đề xuất các cấp có thẩm quyền ban hành chính sách ưu đãi thuế cho người dân và DN.

Trong 7 tháng qua, Bộ Tài chính triển khai toàn diện chính sách tài khóa linh hoạt, kết hợp giữa chính sách về miễn, giảm, gia hạn thời gian nộp thuế, phí cũng như các gói hỗ trợ trực tiếp từ nguồn ngân sách nhà nước (NSNN) theo chủ trương của Chính phủ nhằm hỗ trợ DN, người dân. Các chính sách được triển khai hiệu quả, kịp thời giúp giảm khó khăn cho các đối tượng chịu tác động cũng như hỗ trợ ổn định kinh tế vĩ mô.

Ưu đãi thuế ngay cả khi “túi tiền quốc gia” bị ảnh hưởng

Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (DN), người dân được ví như mạch máu của nền kinh tế. Khi hoạt động của nhiều DN, người dân gặp khó khăn chắc chắn sẽ tác động ngay lập tức đến “sức khỏe” nền kinh tế. Chính vì lẽ đó, dù biết rằng, cắt giảm thuế, phí sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến “túi tiền quốc gia”, nhưng trong những hoàn cảnh đặc biệt, Bộ Tài chính luôn cân nhắc đề xuất các cấp có thẩm quyền chính sách ưu đãi thuế cho người dân và DN.

Ngay từ đầu năm, nhận định hoạt động của DN, người dân vẫn phải đối mặt với không ít khó khăn, Chính phủ trình cấp có thẩm quyền cũng như ban hành theo thẩm quyền và chỉ đạo Bộ Tài chính thực hiện một số giải pháp hỗ trợ. Cụ thể như: Nghị định số 52/2021/NĐ-CP tiếp tục thực hiện gia hạn thời hạn nộp thuế, tiền thuê đất năm 2021; giảm thuế bảo vệ môi trường với nhiên liệu bay; giảm thuế nhập khẩu nhiều nhóm mặt hàng; giảm mức thu của 30 loại phí, lệ phí đến hết năm...

Mới đây, khi dịch bệnh ngày càng phức tạp hơn, Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự thảo nghị quyết một số giải pháp về miễn, giảm thuế nhằm hỗ trợ DN, người dân. Theo đó, giảm từ 30 - 50% một số loại thuế cho DN như thuế thu nhập DN (TNDN), thuế giá trị gia tăng…, số tiền giảm khoảng 20 nghìn tỷ đồng. Ngoài ra, Bộ Tài chính đã trình Thủ tướng Chính phủ giảm 30% tiền thuê đất phải nộp của năm 2021 cho các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Ước tính, tổng số tiền hỗ trợ năm 2021 trên 138 nghìn tỷ đồng. Được biết con số gia hạn, miễn giảm thuế trong năm 2020 cũng lên tới 129 nghìn tỷ đồng.

Thuế suất hợp lý giúp doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất

Trên thực tế, không chỉ đến thời điểm khó khăn của 2 năm gần đây, Chính phủ, Bộ Tài chính mới quan tâm gỡ khó cho DN, mà một số loại thuế được giảm nhanh và sâu ở Việt Nam trong suốt thời gian qua. Ví như thuế TNDN đã giảm dần từ 32% xuống 28%, 25%, 22% và nay là 20% với DN lớn và 17% với DN nhỏ và vừa. Bên cạnh đó, khoảng cách giữa chi phí tính thuế và chi phí thực tế càng thu hẹp.

Một mức thuế suất hợp lý sẽ giúp DN có thêm nguồn lực tài chính mở rộng sản xuất kinh doanh, giảm phụ thuộc vào vốn vay ngân hàng, tiết kiệm chi phí, từ đó giảm giá thành, nâng cao năng lực cạnh tranh và thu hút vốn đầu tư, quay trở lại có đóng góp cho nền kinh tế và ngân sách.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, thời gian sắp tới, để tiếp tục hỗ trợ DN, người dân vượt qua khó khăn, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, Bộ Tài chính tiếp tục theo dõi sát tình hình thực tế, nghiên cứu việc xây dựng, triển khai các giải pháp hỗ trợ tiếp theo.

Hiện nay, Bộ Tài chính đang xin ý kiến các bộ, ngành để sớm trình Chính phủ sửa đổi Nghị định số 57/2020/NĐ-CP về biểu thuế xuất nhập khẩu ưu đãi. Trong đó, Bộ Tài chính đề xuất giảm thuế nhập khẩu ưu đãi nhiều mặt hàng nguyên vật liệu tăng giá mạnh, cũng như kéo dài chương trình ưu đãi thuế đối với một số DN, thúc đẩy phát triển sản xuất.

Với quyết tâm đồng hành và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho của DN, Bộ Tài chính đã và đang tiếp tục cải cách trên mọi mặt công tác, như: hoàn thiện thể chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy; cải cách thủ tục hành chính và đẩy mạnh hiện đại hoá toàn diện các lĩnh vực của ngành Tài chính. Đặc biệt trong lĩnh vực thuế, hải quan với mục tiêu cải cách hành chính và xây dựng chính phủ điện tử, Bộ Tài chính đẩy mạnh triển khai các ứng dụng quản lý hiện đại, tạo thuận lợi cho người nộp thuế.

Bộ trưởng Hồ Đức Phớc khẳng định, trước mắt cũng như lâu dài, Bộ Tài chính tiếp tục tham mưu Chính phủ điều hành chính sách tài khóa linh hoạt phối hợp với chính sách tiền tệ một cách hợp lý, đảm bảo nền tài chính quốc gia phát triển.

Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ

Trả lời báo chí, ông Thang Văn Hóa - Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Tổng giám đốc Công ty TNHH Hào Hưng cho biết, là DN chế biến gỗ ông rất phấn khởi khi biết tin Chính phủ ban hành Nghị định 52/2021/NĐ-CP. Với số tiền nộp thuế lên đến mấy chục tỷ đồng mỗi tháng, nếu được giãn thuế tháng nào thì DN có vốn xoay vòng kinh doanh tháng đó. Chính phủ đã ban hành 3 chính sách hỗ trợ DN gặp khó khăn do dịch Covid-19, đều là những chính sách rất thiết thực.

DN hiện nay rất khó khăn. Nhiều DN phải gồng mình duy trì chi trả lương cho công nhân, chi phí mua vắc-xin chống dịch hay những thiệt hại do Covid-19 gây ra là không đếm xuể. Trong bối cảnh đó, Đảng, Quốc hội, Chính phủ luôn đồng hành cùng người dân và DN. Giữa lúc dịch bệnh căng thẳng, Thủ tướng Chính phủ chủ trì hội nghị với các DN. Một hội nghị được đánh giá là thẳng thắn, cởi mởi, trách nhiệm cao và không né tránh. Nhiều kiến nghị được một số vị “Tư lệnh ngành” quyết ngay, hóa giải khó khăn cho DN. Và chỉ 1 tuần sau khi hội nghị diễn ra, Chính phủ đã có tờ trình gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội về giảm thuế hỗ trợ DN.

Tại cuộc làm việc với cộng đồng DN, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, Chính phủ thấu hiểu, chia sẻ, cảm thông những khó khăn chồng chất khó khăn của các DN. Chính vì vậy trong khả năng của mình, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đã rất cố gắng tạo điều kiện tốt nhất hỗ trợ các DN về cơ chế chính sách để duy trì, phục hồi và phát triển sản xuất.

Không dừng lại ở đó, Chính phủ sẽ có phương án gặp DN theo từng lĩnh vực, từng nhóm ngành nghề để bàn sâu hơn, có giải pháp phù hợp hơn. Chính phủ luôn đồng hành, quan tâm, hỗ trợ và giúp đỡ DN lúc khó khăn, trên tinh thần “lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ”, như lời của Thủ tướng Chính phủ đã nói.

Ban hành các chính sách tài khóa hỗ trợ DN, Chính phủ, Bộ Tài chính mong muốn tạo thêm cơ hội để DN vượt khó, chống chèo giữa cơn “sóng dữ”. Những hỗ trợ về chính sách tài khóa, tiền tệ sẽ góp phần “nhấc gánh nặng khỏi đôi vai DN”, hỗ trợ vượt qua khó khăn, đổi lại là “quả ngọt” khi nền kinh tế hồi phục, có tăng trưởng, thu ngân sách được đảm bảo.

(Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ)

最近更新