Lực lượng chức năng thu giữ gần 65.000 viên thuốc trị cảm do Trung Quốc sản xuất không hóa đơn chứng từ tại TP. Hồ Chí Minh. Ảnh: TL Buôn lậu, gian lận thương mại "nóng" trên tuyến biển
Theo thống kê của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, trong 6 tháng qua, toàn bộ các lực lượng chức năng trên cả nước đã bắt giữ, xử lý 11.330 buôn bán, vận chuyển trái phép hàng cấm, hàng lậu; 50.141 vụ gian lận thương mại; 10.847 vụ hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ.
Ban Chỉ đạo 389 quốc gia đánh giá, thời gian qua, trên tuyến biên giới đất liền, các lực lượng chức năng các địa phương tập trung kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ, nên tình hình buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua cửa khẩu, đường mòn, lối mở được ngăn chặn, không phát sinh điểm nóng. Tuy nhiên, trên tuyến biển, tình hình tội phạm, vi phạm về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả diễn ra rất phức tạp. Đặc biệt là hoạt động buôn bán vận chuyển trái phép mặt hàng có lợi nhuận cao như vàng, dầu DO, than, hàng thủy sản, pháo nổ, hàng điện tử, điện lạnh, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, hàng đông lạnh...
Điển hình, ngày 12/7 vừa qua, tại cảng Nam Hải Đình Vũ, quận Hải An, thành phố Hải Phòng, lực lượng bộ đội Biên phòng đã phát hiện một thuyền viên tàu Biển Đông MARINER đang vận chuyển 1.760 viên kim cương, 481 sản phẩm trang sức bằng vàng 18K, trị giá khoảng 15 tỷ đồng, từ Hồng Kông về đến cảng Nam Hải Đình Vũ để giao hàng.
Còn trên tuyến hàng không và bưu chính quốc tế, các đối tượng buôn lậu tập trung vào các loại hàng hóa có giá trị cao, dễ cất giấu, nhất là các chất ma túy, vàng, kim cương...Tổng cục Hải quan cho hay, từ tháng 7/2021 đến nay, trên tuyến hàng không, bưu điện liên tục phát hiện nhiều vụ việc vận chuyển ma túy với thủ đoạn hết sức tinh vi và số lượng ma túy bắt giữ lớn. Đơn cử, giữa tháng 8 vừa qua, Cục Hải quan TP.Hồ Chí Minh đã bắt giữ hơn 30kg ma túy tổng hợp MDMA và Ketamin vận chuyển trái phép trong các kiện hàng nhập khẩu gửi qua đường chuyển phát nhanh, bưu chính...
Bên cạnh đó, thông tin từ Ban Chỉ đạo 389 quốc gia cũng cho thấy, tại thị trường nội địa, để phòng chống dịch bệnh Covid-19 có hiệu quả, các đơn vị chức năng siết chặt quản lý biên giới, cửa khẩu nên hàng lậu, hàng cấm, hàng giả đưa vào nội địa giảm. Song, hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng hóa xâm phạm sở hữu trí tuệ có chiều hướng gia tăng, đặc biệt là trang thiết bị y tế và hàng hóa liên quan tới chống dịch bệnh Covid-19.
Mới đây nhất, ngày 15/8, tại khu vực sau Bến xe khách Móng Cái (TP. Móng Cái), lực lượng chức năng Quảng Ninh đã bắt giữ 480 bộ kit xét nghiệm nhanh vi rút Sars-CoV-2 và 100 hộp viên nang điều trị Covid-19 có nguồn gốc nhập lậu từ Trung Quốc. Ngày 16/8, lực lượng Quản lý thị trường Hà Nội phát hiện 1.000 bộ van máy thở do nước ngoài sản xuất, không có hóa đơn chứng từ, không đảm bảo chất lượng đang chuẩn bị phân phối ra thị trường.
Siết chặt kiểm soát khu vực, địa điểm có nguy cơ xảy ra buôn lậu
Ban Chỉ đạo 389 quốc gia đánh giá, từ các vụ việc buôn lậu, gian lận thương mại bị phát giác thời gian qua cho thấy, phương thức, thủ đoạn của các đối tượng rất tinh vi phức tạp. Các đối tượng tìm mọi cách che giấu nguồn gốc, tuyến đường của lô hàng, có sự cấu kết, móc nối với nhau trong nước và nước ngoài để vận chuyển hàng lậu, hàng cấm trái phép. Đáng chú ý là tình trạng lợi dụng hoạt động tạm nhập tái xuất để gian lận...
Bên cạnh đó, một số đối tượng lợi dụng dịch bệnh bùng phát, thương mại điện tử gia tăng để buôn bán hàng kém chất lượng, giả mạo, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, không rõ nguồn gốc xuất xứ... tràn lan trên mạng. Thậm chí, tại điểm bán hàng cố định, các hộ kinh doanh thường trưng bày lẫn lộn hàng giả, hàng thật với nhau để đánh lừa người tiêu dùng với các mặt hàng như thuốc lá, rượu, bia, đường cát, hàng đông lạnh, than, xăng dầu...
Từ nay đến cuối năm, các lực lượng chức năng sẽ liên tục được tăng cường, tập trung tuần tra, kiểm soát tại các khu vực, địa điểm có nguy cơ xảy ra buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa trên tất cả các tuyến biên giới đất liền, tuyến biển, cảng biển, tuyến hàng không, bưu chính quốc tế và chuyển phát nhanh quốc tế.
Đồng thời, phối hợp chặt chẽ để xác định các đối tượng trọng điểm, thực hiện đúng quy trình thu thập xử lý thông tin, quản lý rủi ro để kiểm tra, giám sát, kiểm soát hoạt động, xuất nhập cảnh, xuất nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa qua biên giới nhằm phát hiện, đấu tranh, bắt giữ, xử lý kịp thời và hiệu quả các hành vi vi phạm.
Song song với đó sẽ thường xuyên rà soát khó khăn vướng mắc trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền, Chính phủ, Quốc hội sửa đổi bổ sung thay thế cơ chế chính sách, quan hệ phối hợp, văn bản quy phạm pháp luật nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.../.
(Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ)
Tố Uyên
顶: 3踩: 258
【kết quả bóng đá vô địch quốc gia thụy sĩ】Buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả vẫn "nóng" giữa "mùa dịch"
人参与 | 时间:2025-01-11 06:40:22
相关文章
- Đặt mục tiêu thoái vốn xong tại doanh nghiệp nhà nước không nắm giữ trong năm 2025
- Sao Việt 27/10/2023: Xuân Bắc hài hước bên Tự Long, Cát Phượng nhập viện
- Phim 'Chiếm đoạt' có Miu Lê, Phương Anh Đào ngập cảnh nóng
- Taylor Swift ấn định giá vé cho rạp Việt, phim 'Eras Tour' chỉ chiếu 4 ngày
- Facebook sẽ sản xuất phim truyền hình, gameshow
- Võ Hoàng Yến diện trang phục 25kg, Đinh Ngọc Diệp diễn mở màn
- Ngày 4/7: Giá tiêu quay đầu giảm, cà phê và cao su điều chỉnh không đồng nhất
- Công bố 2 kỷ lục trong Lễ hội Sen Hà Nội lần thứ nhất năm 2024
- NA Standing Committee discusses preparations for legislature's extraordinary session
- Dự kiến điều chỉnh quy định về thuế để hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất phân bón
评论专区