【chonburi vs】Chuyển đổi số của Hải quan và Thuế mang lại nhiều lợi ích
Chuyển đổi số là điều tất yếu đối với ngành Hải quan Chuyển đổi số ở ngành Thuế Người dân,ểnđổisốcủaHảiquanvàThuếmanglạinhiềulợiíchonburi vs doanh nghiệp đánh giá cao chuyển đổi số của ngành Tài chính |
Bà Nguyễn Thị Cúc và TS Cấn Văn Lực (thứ nhất và thứ hai từ phải qua) tham gia thảo luận tại Diễn đàn. |
Làm sao để người dân, doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận, sử dụng
Thảo luận tại Diễn đàn Thuế - Hải quan năm 2023, TS Cấn Văn Lực cho biết, chuyển đổi số của ngành Hải quan và ngành Thuế đã có những tác động rất tích cực với người dân và doanh nghiệp, qua đó đã tạo ra những ấn tượng sâu sắc.
Ấn tượng với ngành Hải quan là đã số hóa thông qua cung cấp dịch vụ công trực tuyến ở mức cao (mức 3, 4 trước đây hay dịch vụ công toàn trình theo quy định hiện nay-PV). Vấn đề đặt ra là các cơ quan Hải quan cần triển khai những bước tiếp theo như thế nào trong tiến trình chuyển đổi số. Trong đó, một vấn đề quan trọng là vấn đề dữ liệu, đó là hồn cốt của chuyển đổi số.
“Các doanh nghiệp lớn đều có 1 trung tâm quản lý và phân tích dữ liệu và các cơ quan nhà nước cũng nên làm như vậy. Giải pháp thứ nhất là phải có chiến lược, trong đó một vấn đề quan trọng là văn hóa chuyển đổi số”, TS Cấn Văn Lực chia sẻ.
Theo chuyên gia, đối tượng quản lý của ngành Thuế và ngành Hải quan là rất lớn. Trong đó, cơ quan Thuế quản lý liên quan đến 907 nghìn doanh nghiệp và khoảng 28 triệu người dân. Trong khi cơ quan Hải quan liên quan đến khoảng 80 nghìn doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu. Vì vậy, chuyển đổi số của cơ quan Thuế và cơ quan Hải quan sẽ có sự lan tỏa rất lớn và người dân sẽ được thụ hưởng từ việc này.
“Tôi mong muốn chuyển đổi số tốt hơn nữa để người dân được hưởng lợi. Vừa qua chúng ta đã làm rất tốt khâu kế hoạch chiến lược. Cụ thể, lĩnh vực tài chính là 1 trong 8 lĩnh vực đầu tiên ưu tiên chuyển đổi số của Chính phủ. Bộ Tài chính cũng đã có chiến lược phát triển ngành Tài chính quốc gia, trong đó tôi thấy những trụ cột chuyển đổi số là rất quan trọng”, TS Cấn Văn Lực nhấn mạnh.
Theo ông Cấn Văn Lực, chiến lược cải cách và quản lý thuế, hải quan cũng đã được ban hành cụ thể và điều này thể hiện hai ngành đã có những bước đi bài bản, trong đó, những chỉ tiêu rất quan trọng về chuyển đổi số cũng được vạch ra.
“Với những yếu tố trên, tựu trung lại, chuyển đổi số các lĩnh vực thuế, hải quan đã để lại nhiều ấn tượng. Thứ nhất là về hóa đơn điện tử, đã triển khai hơn 1 năm và đã thu hút sự quan tâm lớn của xã hội, đây là thành công rất lớn của ngành Thuế.
Thứ hai là quy trình, các ngành Thuế và Hải quan làm tương đối tốt, nhưng cũng cần tự động hóa thêm hơn nữa. Tất nhiên vẫn phải giảm thiểu rủi ro sai sót và tác nghiệp”, TS Cấn Văn Lực chia sẻ.
Chuyển đổi số mang lại lợi ích 3 bên
Cùng quan điểm, bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hội Tư vấn Thuế Việt Nam đánh giá hiệu quả cao công tác chuyển đổi số của ngành Thuế và Hải quan. Đồng thời khẳng định, nếu không có chuyển đổi số, không có hóa đơn điện tử, thủ tục hải quan điện tử… các doanh nghiệp rất khó thực hiện khi kê khai hải quan, làm thủ tục liên quan tới thuế do phải mất rất nhiều thời gian và nhiều thủ tục giấy tờ...
“Đây chính là hiệu quả của chuyển đổi số, vừa mang lại thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp, nhưng lợi đồng thời cũng nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế và hải quan”, bà Nguyễn Thị Cúc nói.
Về kỳ vọng và mong muốn trong công tác chuyển đổi số của ngành Thuế và Hải quan thời gian tới, Chủ tịch Hội Tư vấn Thuế Việt Nam cho biết, bà hy vọng mã số định danh cá nhân sẽ được sử dụng trong việc thực hiện các thủ tục liên quan đến thuế và hải quan của công dân.
“Mã số định danh cá nhân sẽ theo công dân từ lúc sinh ra tới lúc mất đi nên mã số này sẽ dùng cho cả thuế, hải quan, thừa kế, bảo hiểm xã hội… đó chính là số hóa hướng tới minh bạch, dễ dàng, có lợi hơn, vừa có lợi cho nhân dân, hướng tới Chính phủ điện tử”, bà Nguyễn Thị Cúc nhận định.
本文地址:http://game.marimbapop.com/news/776f298432.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。