【ti so benfica】Khó tập hợp đoàn viên, thanh niên ở địa bàn dân cư
Những năm gần đây, hoạt động Đoàn ngày càng được đẩy mạnh và đi vào chiều sâu, góp phần rất lớn vào việc giáo dục, nâng cao nhận thức, nâng cao đời sống đoàn viên, thanh niên (ĐVTN). Tuy nhiên, việc tập hợp ĐVTN trên địa bàn dân cư vẫn còn là một vấn đề nan giải, do nhiều nguyên nhân nhưng trên hết là tình trạng thanh niên xa xứ mưu sinh.
Những năm gần đây, hoạt động Đoàn ngày càng được đẩy mạnh và đi vào chiều sâu, góp phần rất lớn vào việc giáo dục, nâng cao nhận thức, nâng cao đời sống đoàn viên, thanh niên (ĐVTN). Tuy nhiên, việc tập hợp ĐVTN trên địa bàn dân cư vẫn còn là một vấn đề nan giải. Có nhiều nguyên nhân nhưng trên hết là tình trạng thanh niên xa xứ mưu sinh.
Phó Bí thư Huyện đoàn U Minh Phạm Việt Xô trăn trở: “Phong trào lập thân, lập nghiệp được các cấp bộ Đoàn triển khai sâu rộng và mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao đời sống ĐVTN trên địa bàn huyện, nhưng tình trạng thanh niên đi làm ăn xa rất khó kiểm soát”.
Nhiều mô hình kinh tế hiệu quả
Huyện U Minh có trên 3.300 đoàn viên thuộc 31 cơ sở Đoàn ở các xã, thị trấn, trường học và ngành trực thuộc. Xác định công tác phát triển kinh tế, giải quyết việc làm cho ĐVTN là nhiệm vụ trọng tâm, thời gian qua, các cấp bộ Đoàn trên địa bàn huyện đã triển khai nhiều mô hình sản xuất hiệu quả và được nhân rộng. Tận dụng những tiềm năng, thế mạnh kinh tế tại địa phương, nhiều ĐVTN thực hiện các mô hình kinh tế cho thu nhập cao, vươn lên thoát nghèo và lập nghiệp trên chính quê hương mình.
Anh Nguyễn Hoàng Chiến, Ấp 14, xã Nguyễn Phích, huyện U Minh thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm từ mô hình chăn nuôi tổng hợp. |
Trong đó, nổi bật là mô hình sản xuất vườn - ao - chuồng - biogas của đoàn viên tại Ấp 8, xã Khánh Hoà, cho thu nhập trên 150 triệu đồng/năm; mô hình nuôi gà nòi lai của đoàn viên xã Khánh Thuận với thu nhập trên 120 triệu đồng/năm. Và gần đây xuất hiện mô hình chăn nuôi tổng hợp (trăn - thỏ - bồ câu kiểng) của đoàn viên Nguyễn Hoàng Chiến, Ấp 14, xã Nguyễn Phích, thu nhập mỗi năm trên dưới 150 triệu đồng. Đây là những điểm sáng từ phong trào thanh niên lập thân, lập nghiệp trên địa bàn huyện.
Anh Nguyễn Hoàng Chiến chia sẻ: “Đặc thù đất đai vùng nông thôn rộng nên việc phát triển chăn nuôi sẽ rất thuận lợi và hiệu quả. Quan trọng là phải biết học hỏi kiến thức từ sách báo, trên các trang mạng xã hội và phải chịu khó chăm sóc mới thu được hiệu quả cao”.
Để hỗ trợ ĐVTN phát triển kinh tế, Huyện đoàn U Minh phối hợp với các ban, ngành tập huấn, chuyển giao khoa học - kỹ thuật cho hơn 1.300 ĐVTN. Theo đó, phối hợp Trung tâm Dạy nghề huyện mở 10 lớp cho trên 400 học viên tham gia. Ngoài ra, Huyện đoàn nhận uỷ thác từ nguồn vốn Ngân hàng Chính sách - Xã hội với tổng dư nợ hơn 39 tỷ đồng để tạo điều kiện cho ĐVTN phát triển sản xuất.
Nan giải tình trạng thanh niên đi làm ăn xa
Tuy nhiên, huyện U Minh có địa bàn rộng, vùng sâu, vùng xa, đời sống ĐVTN dưới tán rừng còn nhiều khó khăn, cuộc sống bấp bênh, nhiều mô hình sản xuất cũng như kinh doanh chưa mang tính bền vững. Đặc biệt, điều kiện đi lại phức tạp nên công tác tập hợp thanh niên gặp nhiều khó khăn.
Anh Nguyễn Hoàng Chiến tâm tình: “Chi đoàn chỉ có 5 đoàn viên, trong đó 3 đoàn viên mới kết nạp hồi đầu năm. Đa số thanh niên ở đây đều bỏ đi làm ăn xa, dù có vận động giúp phát triển kinh tế nhưng họ không tham gia vào tổ chức Đoàn. Hơn nữa, điều kiện đi lại còn khó khăn nên việc tiếp cận vận động thanh niên là vấn đề khó khăn”.
Thật vậy, đường vào Ấp 14 không mấy xa, chỉ vài cây số nhưng muốn đến được đó phải băng qua cánh rừng keo lai hơn 1 km, rồi đi thêm một quãng nữa mới tới. Cả đoạn đường đều là lộ đất, chúng tôi phải vất vả lắm mới đến được nhà anh Chiến. Chị Quách Cẩm Tú, cán bộ Huyện đoàn, trải lòng: “Ở đây kinh tế còn khó khăn, thanh niên lại là lao động chính, phải lo cơm áo gạo tiền nên chuyện bỏ đi làm ăn xa, khó tập hợp cũng là lẽ đương nhiên”.
Trong quý I, toàn huyện có 105 ĐVTN bỏ đi làm ăn xa. Anh Phạm Việt Xô phân trần, Ban Thường vụ Huyện đoàn và các cơ sở Đoàn trực thuộc không ngừng đổi mới phương thức sinh hoạt và các hoạt động như: phối hợp với Hội LHTN Việt Nam các cấp tổ chức nhiều hoạt động thiết thực đối với thanh niên như: tổ chức các hoạt động hỗ trợ thanh niên khó khăn, xây dựng nhà cán bộ Đoàn, hỗ trợ các mô hình sản xuất cho thanh niên, đổi mới sinh hoạt tại chi đoàn, chi hội… Tuy nhiên, không ít thanh niên ở địa phương vẫn chưa tham gia vào tổ chức hoặc tham gia nhưng sau đó lại rời địa phương đi làm ăn xa. Nguyên nhân cơ bản là việc đáp ứng nhu cầu việc làm và cải thiện thu nhập cho thanh niên chưa được giải quyết tận gốc. Tuy tổ chức Đoàn, Hội ở địa phương giúp đỡ, hỗ trợ với nhiều hình thức khác nhau nhưng chưa đáp ứng hết nhu cầu của ĐVTN hiện nay.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác đoàn kết, tập hợp thanh niên, trong thời gian tới, Ban Thường vụ Huyện đoàn U Minh sẽ tiếp tục đa dạng hoá các hình thức tập hợp thanh niên cũng như tận dụng nhiều nguồn lực để hỗ trợ và giúp đỡ thanh niên lập thân, lập nghiệp. Từ đó sẽ tạo động lực và niềm tin cho thanh niên tại địa phương tham gia vào các hoạt động của Đoàn./.
Bài và ảnh: Hồng Nhung
本文地址:http://game.marimbapop.com/news/776d298310.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。