当前位置:首页 > Cúp C1

【kết quả trận palmeiras】Tạo đà khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ở đồng bằng sông Cửu Long

Đồng bằng sông Cửu Long đang có nhiều tiềm năng và lợi thế để đẩy mạnh hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST). Trong giai đoạn tới,ạođkhởinghiệpđổimớisngtạoởđồngbằngsngCửkết quả trận palmeiras vùng cần tận dụng thời cơ này để tạo ra những bước tiến mới, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Anh Trần Văn Triển (áo trắng), Giám đốc Công ty TNHH Green Balance, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp, khởi nghiệp với các sản phẩm làm từ trái nhàu.

Tiềm năng và lợi thế

Những năm gần đây, hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và các hoạt động KNĐMST tại Việt Nam đã có sự phát triển mạnh mẽ. Năm 2021, mặc dù chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, nhưng nguồn đầu tư cho KNĐMST lại tăng cao nhất từ trước đến nay. Theo ghi nhận, đã có hơn 1,5 tỉ USD đầu tư cho các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam trong năm vừa qua.

Cả nước hiện có hơn 1.000 tổ chức có năng lực hỗ trợ khởi nghiệp. Trong đó, có 202 khu làm việc chung; 217 quỹ đầu tư, nhà đầu tư; 79 cơ sở ươm tạo; 40 tổ chức thúc đẩy kinh doanh,… Ngoài ra, còn có trên 140 trường đại học, cao đẳng tổ chức hoạt động khởi nghiệp sáng tạo, các doanh nghiệp, tập đoàn lớn cũng bước đầu tìm hiểu, hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp.

Đồng bằng sông Cửu Long hiện có 59.452 doanh nghiệp đang hoạt động. Trung bình hàng năm có khoảng 400 đến 500 dự án khởi nghiệp, trong đó có từ 20% đến 30% số này là các dự án khởi nghiệp có yếu tố sáng tạo và có tiềm năng phát triển. Bên cạnh đó, mạng lưới các nhà đầu tư, quỹ đầu tư mạo hiểm cũng đã được hình thành từ nguồn vốn của các cá nhân và doanh nghiệp. Với lợi thế là vùng sản xuất và xuất khẩu lương thực, thực phẩm, thủy hải sản và trái cây lớn nhất của cả nước. Những nét truyền thống, văn hóa cùng với điều kiện tự nhiên thuận lợi đã tạo nên nhiều sản phẩm độc đáo mang nét đặc trưng riêng của vùng.

Khởi nghiệp với các sản phẩm làm từ trái nhàu, anh Trần Văn Triển, Giám đốc Công ty TNHH Green Balance, ở xã Phú Thọ, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp, là một trong những doanh nghiệp KNĐMST đầy triển vọng của địa phương và của vùng. Từ trái nhàu dân dã được ông bà, cha mẹ cắt nhỏ, phơi khô để làm vị thuốc nam, anh Triển đã hình thành ý tưởng làm trà trái nhàu cỏ ngọt túi lọc và nhàu ngâm mật ong. “Sản phẩm của chúng tôi sử dụng nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương, có quy trình chế biến công nghiệp để giữ nguyên thành phần của trái nhàu. Hiện tại, tôi đang hoàn thiện thủ tục để đăng ký chứng nhận sản phẩm đạt chuẩn OCOP”, anh Triển cho biết.

Doanh nghiệp này là một trong hơn 100 gian triển lãm, trưng bày trực tiếp và 30 gian triển lãm trực tuyến tại Ngày hội KNĐMST vùng ĐBSCL năm 2022 (Techfest Mekong 2022), diễn ra mới đây. Ngày hội được tổ chức tại Vườn ươm Công nghệ Công nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc, thành phố Cần Thơ, thu hút sự tham gia của gần 5.000 lượt người. Trong đó, có lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương, khu vực và địa phương; các tổ chức, tập đoàn, cá nhân, mạng lưới uy tín hỗ trợ KNĐMST trong nước và quốc tế. Các cá nhân, nhóm cá nhân, doanh nghiệp KNĐMST vùng đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh, thành khác trong nước.

Tạo đà bứt phá

Ngày hội KNĐMST vùng ĐBSCL năm nay có chủ đề “Khát vọng vùng đất Chín Rồng”, với chuỗi các sự kiện: Diễn đàn Khởi nghiệp và Đổi mới sáng tạo vùng đồng bằng sông Cửu Long lần 3; Lễ ra mắt Mạng lưới cố vấn KNĐMST thành phố Cần Thơ và Mạng lưới nhà đầu tư, quỹ đầu tư; các phiên tư vấn kết nối tư vấn - đầu tư và các hội thảo chuyên đề. Bên cạnh triển lãm, trưng bày giới thiệu sản phẩm, sự kiện còn trình diễn các thiết bị công nghệ, sản phẩm và dự án KNĐMST, nhằm giới thiệu, kết nối, tư vấn và thương mại hóa trực tiếp các sản phẩm.

Bước ra từ Không gian sáng chế của Khoa Tự động hóa, Trường Bách khoa, (Đại học Cần Thơ), em Nguyễn Đăng Khoa, sinh viên năm 4, mạnh dạn đưa sản phẩm “Hệ thống điều khiển vị trí” của mình đến trình diễn tại ngày hội. Để có được sản phẩm này, Khoa và các bạn đã mày mò nghiên cứu, tự suy nghĩ và thiết kế mạch, có thể ứng dụng trong việc giảm sự dao động của cần cẩu và một số ứng dụng khác. Khoa chia sẻ: “Em rất tự hào khi được đại diện khoa và trường tham gia một ngày hội khởi nghiệp có quy mô lớn như thế này. Hoạt động hôm nay đã truyền cho em cảm hứng để tiếp tục nghiên cứu, sáng tạo và khởi nghiệp trong thời gian tới”.

Lần đầu tham gia một ngày hội về KNĐMST, Cơ sở sản xuất thực phẩm Huỳnh Đức, phường Lái Hiếu, thành phố Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang, mang đến sản phẩm Bún khô Huỳnh Đức. Ông Trương Đắc Nguyện, quản lý cơ sở, chia sẻ: “Qua tham quan các gian hàng tại ngày hội, tôi được giao lưu, biết thêm nhiều sản phẩm KNĐMST của các tỉnh bạn. Từ đó, tôi học hỏi được cách họ thiết kế mẫu mã, trưng bày sản phẩm và truyền thông, quảng bá sản phẩm để về áp dụng cho doanh nghiệp và các sản phẩm của mình trong thời gian tới”.

Có thể thấy, hoạt động KNĐMST tại đồng bằng sông Cửu Long đang được quan tâm, đẩy mạnh hơn bao giờ hết. Bên cạnh ngày hội, việc thành lập Mạng lưới cố vấn KNĐMST và triển khai đề án thành lập Trung tâm Khởi nghiệp và Đổi mới sáng tạo tại Cần Thơ, phục vụ cho đồng bằng sông Cửu Long, sẽ là những tiền đề quan trọng để mở rộng hệ sinh thái KNĐMST vùng, tạo đà để các doanh nghiệp KNĐMST mạnh dạn nghiên cứu, đầu tư và bứt phá hơn.

Chú trọng phát triển nền tảng nguồn lực con người trong khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Theo Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Văn Tùng: “Để phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp quốc gia nói chung và vùng đồng bằng sông Cửu Long nói riêng, cần chú trọng phát triển nền tảng nguồn lực con người. Đẩy mạnh hình thành văn hóa đổi mới sáng tạo, văn hóa khởi nghiệp, tinh thần doanh nhân. Phát triển thế hệ trẻ có khả năng thích ứng, tương tác, chủ động trong bối cảnh toàn cầu. Phát triển huy động các nguồn lực hỗ trợ, tài trợ đầu tư cho hoạt động KNĐMST cả từ khu vực công và khu vực tư nhân. Những sáng kiến mới cần được quan tâm, hỗ trợ từ cơ quan quản lý, tham gia đặt hàng, thu hút, thử nghiệm,...”.

 

Bài, ảnh: ĐANG THƯ

分享到: