Xuất khẩu sầu riêng: Cách nào để làm chủ thị trường?ấtkhẩusầuriêngTiếptụcrộngcửatạithịtrườngTrungQuốkq bong đá anh Trung Quốc, thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong khối RCEP Sầu riêng đông lạnh, dừa tươi và cá sấu được xuất khẩu chính ngạch vào Trung Quốc |
Trung Quốc tăng nhập khẩu sầu riêng từ Việt Nam
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dẫn số liệu từ Cơ quan Hải quan Trung Quốc cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2024, nhập khẩu sầu riêng của Trung Quốc đạt 833,67 nghìn tấn, trị giá gần 3,97 tỷ USD, tăng 5,8% về lượng và tăng 3,3% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.
Sầu riêng tiếp tục rộng cửa tại thị trường Trung Quốc (Ảnh: Báo Nông nghiệp Việt Nam) |
6 tháng đầu năm 2024, giá bình quân nhập khẩu sầu riêng của Trung Quốc đạt mức 4.760 USD/tấn, giảm 2,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, giá bình quân nhập khẩu sầu riêng của Trung Quốc từ Việt Nam và Malaysia giảm, nhưng từ Thái Lan tăng.
Thái Lan là nguồn cung sầu riêng lớn nhất cho Trung Quốc trong 6 tháng đầu năm, đạt 558,3 nghìn tấn, trị giá 2,85 tỷ USD, giảm 7,1% về lượng và giảm 5,1% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. Thị phần sầu riêng của Thái Lan trong tổng lượng nhập khẩu của Trung Quốc giảm từ 76,21% trong 6 tháng đầu năm 2023 xuống còn 66,97% trong 6 tháng đầu năm 2024.
Ngược lại, 6 tháng đầu năm 2024, Trung Quốc tăng nhập khẩu sầu riêng từ Việt Nam, tăng 46,3% về lượng và tăng 33,3% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái, đạt gần 273,54 nghìn tấn, trị giá 1,11 tỷ USD.
Thị phần sầu riêng của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Trung Quốc tăng từ 23,73% trong 6 tháng đầu năm 2023 lên 32,81% trong 6 tháng đầu năm 2024. Ngành hàng rau quả Việt Nam cũng kỳ vọng nhiều vào tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của trái sầu riêng trong các tháng còn lại năm nay.
Tin vui đối với sầu riêng Việt Nam, đó là Trung Quốc đã chính thức mở cửa cho sầu riêng đông lạnh Việt Nam. Đây là cơ hội để ngành hàng nâng cao giá trị, tránh được rủi ro khi phụ thuộc vào việc xuất sản phẩm tươi.
TS. Lương Ngọc Trung Lập - Chuyên gia phân tích thị trường nông sản - cho biết, Trung Quốc là thị trường chủ lực của trái sầu riêng, nhu cầu của người tiêu dùng tại quốc gia này còn rất cao. Trong khi đó, Việt Nam là quốc gia có thế mạnh sản xuất sầu riêng, trái cây nhiệt đới, có đường biên giới thuận tiện giao thương.
Đặc biệt, Việt Nam có lợi thế về giống sầu riêng phù hợp với công nghệ cấp đông, như Ri6, Monthong, với sản lượng tương đối lớn, trồng được ở nhiều vùng, thời điểm cung cấp gần như quanh năm.
Ưu điểm của sầu riêng đông lạnh là tiêu chuẩn hàng hóa thấp hơn so với trái tươi, không cần màu sắc vỏ trái, quan trọng là chất lượng bên trong. Do đó, người sản xuất phải đảm bảo sầu riêng chín trước khi đưa vào đông lạnh. Hơn nữa, quá trình vận chuyển sầu riêng đông lạnh cũng dễ dàng và thời gian bảo quản sản phẩm được lâu.
Lần này, việc Trung Quốc chính thức ký Nghị định thư để sầu riêng đông lạnh của Việt Nam thuận đường xuất khẩu chính ngạch sang thị trường này, loại trái cây “vua” sẽ càng gia tăng sức mạnh, đa dạng hóa mặt hàng sầu riêng.
Bên cạnh đó, khi cấp đông sản phẩm, các doanh nghiệp sẽ tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu. Nghĩa là, sầu riêng đông lạnh chú trọng chất lượng cơm, không đòi hỏi về mẫu mã bên ngoài như hàng tươi. Như vậy, với những trái không đạt yêu cầu về mẫu mã hoặc kích thước, các doanh nghiệp có thể tách lấy múi cấp đông, dễ dàng tiêu thụ được hết sản lượng sầu riêng sản xuất ra.
Về phía doanh nghiệp, ông Trương A Vùng - Giám đốc Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Thương mại Toàn Thắng (tỉnh Đồng Nai) - cho biết, thị trường Trung Quốc hiện nay phát triển được rất nhiều sản phẩm chế biến từ sầu riêng nên cần nguồn nguyên liệu lớn. Phân khúc này cũng có tính ổn định hơn so với sầu riêng tươi nhờ bảo quản được đến 2 năm. Sầu riêng đông lạnh chủ yếu chú trọng chất lượng cơm, không đòi hỏi về mẫu mã bên ngoài như hàng tươi nên Việt Nam có thể xuất khẩu được thêm khoảng 30% sản lượng, mang về giá trị kinh tế lớn. Hiện, công ty đã chuẩn bị sẵn sàng để xuất khẩu sầu riêng đông lạnh sang Trung Quốc.
Kỳ vọng thu về 3,5 tỷ USD từ mặt hàng này
Theo ước tính của Hiệp hội Rau quả Việt Nam, trong 7 tháng năm 2024, Việt Nam xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Trung Quốc đạt 2,1 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu sầu riêng Việt Nam đã đạt 1,22 tỷ USD, tăng 46% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 92,4% tổng lượng sầu riêng xuất khẩu ra nước ngoài. Trong đó, hơn 90% là sầu riêng tươi.
Thống kê của Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), mỗi năm cả nước sản xuất khoảng 1 triệu tấn sầu riêng. Trong đó, tại Đồng bằng sông Cửu Long, có trên 33.000ha trồng sầu riêng, tập trung nhiều tại các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, TP. Cần Thơ… sầu riêng chính vụ thu hoạch từ tháng 4 - 8. Tuy nhiên, tính đến hết năm 2023, sản lượng xuất khẩu chỉ dao động từ 450.000 - 500.000 tấn.
Việt Nam có lợi thế nguồn cung sầu riêng quanh năm, trong khi hiện nay sầu riêng của các nước như Thái Lan, Malaysia đã cuối vụ. Bên cạnh yếu tố thuận lợi, ngành hàng rau quả Việt Nam cần sớm khắc phục nhược điểm về chất lượng sản phẩm.
Theo tin từ Thời báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng, Tổng cục Hải quan Trung Quốc cho biết sẽ cấm nhập khẩu sầu riêng từ 18 vùng trồng và 15 cơ sở đóng gói của Việt Nam do phát hiện tồn dư “kim loại nặng” vượt mức cho phép.
Về phía Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đưa ra cảnh báo về tình trạng dư thừa nguồn cung và các vấn đề liên quan tới chất lượng. Sầu riêng được trồng tại một số vùng có thổ nhưỡng không phù hợp dẫn tới chất lượng kém, làm ảnh hưởng tới thương hiệu sầu riêng Việt Nam.
Cơ quan quản lý khuyến cáo các địa phương và doanh nghiệp giám sát chặt mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói, tránh tình trạng thu mua hàng hóa từ những nơi không được cấp phép, gây ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu nói chung…
Việc có thêm phân khúc cấp đông để xuất khẩu sầu riêng sẽ tạo giá trị cao hơn. Đây cũng là giải pháp hiệu quả nếu gặp bối cảnh thị trường khủng hoảng dư thừa, cung vượt cầu. Quan trọng là tính toán vấn đề quy hoạch vùng trồng, ưu tiên những địa phương thuận lợi về khí hậu, điều kiện khoa tác, nhất là việc ứng dụng khoa học kỹ thuật. Xây dựng các vùng trồng đạt tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP.
Ông Đặng Phúc Nguyên - Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam - cho rằng, tương lai, Trung Quốc sẽ tăng cường nhập khẩu sầu riêng đông lạnh tách múi để dùng chế biến vì giảm được nhiều chi phí vận chuyển do loại bỏ vỏ từ đầu nguồn. Phía doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sản phẩm đông lạnh cũng đỡ áp lực trong tuân thủ quy định về kiểm dịch thực vật (các sinh vật có nguy cơ gây hại đi kèm quả tươi) và có thể bán vào sâu trong nội địa Trung Quốc nhờ thời gian bảo quản dài. Trung Quốc mở cửa cho sầu riêng đông lạnh, xuất khẩu mặt hàng này có thể đạt 3,5 tỷ USD trong năm nay.