Ông Tô Duy Lâm,ồChíMinhVốnđãsẵnsàlịch thi đấu bóng đá fa cup Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM cho biết, đến cuối tháng 9-2016, các ngân hàng trên địa bàn TP.HCM đã cho vay gần 1,4 triệu tỷ đồng, tăng 13,26% so với cuối năm 2015. Đây là mức tăng trưởng cao nhất so với cùng kỳ các năm trước đây. Cụ thể, cùng kỳ năm 2015 tín dụng tăng 8,37%, năm 2014 tăng 6,02% và năm 2013 tăng 4,53%. Sự tăng trưởng của nền kinh tế và hoạt động sản xuất, kinh doanh khả quan của các DN đã hỗ trợ tốt cho sự tăng trưởng của tín dụng. Chính sách tiền tệ và lãi suất đang tạo điều kiện thuận lợi cho DN phát triển. Ngoài ra, hoạt động tháo gỡ khó khăn cho DN, đặc biệt là chương trình kết nối ngân hàng - DN đã đưa lượng lớn vốn tín dụng với lãi suất ưu đãi để hỗ trợ DN. Theo đó, trong 9 tháng năm 2016, đã có 178.118 tỷ đồng tín dụng được ký kết cho 19.156 khách hàng thông qua chương trình kết nối ngân hàng - DN. Mới đây, vào đầu tháng 10-2016, Ngân hàng Vietinbank cũng đã thực hiện ký kết hợp đồng tín dụng với 104 khách hàng với tổng giá trị hợp đồng lên tới 32.871,5 tỷ đồng. Theo ước tính của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM, đến cuối năm, tổng dư nợ tín dụng giải ngân cho riêng chương trình này sẽ đạt tới 250.000 tỷ đồng.
Theo kết quả điều tra về xu hướng kinh doanh đối với các tổ chức tín dụng do Vụ Dự báo thống kê, Ngân hàng Nhà nước thực hiện, các tổ chức tín dụng kỳ vọng dư nợ tín dụng bình quân toàn hệ thống tăng trưởng 7,37% trong quý IV-2016. Con số này cao hơn nhiều so với mức bình quân kỳ vọng tăng 5,17% của quý III-2016 tại cuộc điều tra kỳ trước. Với diễn biến như quý IV -2016, các tổ chức tín dụng kỳ vọng tín dụng sẽ tăng 21,82% trong năm 2016, cao hơn nhiều so với mức tăng trưởng 17,26% của năm 2015.
Ông Lâm cho biết, những tháng cuối năm nhu cầu vốn thường có xu hướng tăng cao, song quy mô nguồn vốn huy động hiện nay đã đạt trên 1,7 triệu tỷ đồng và tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng khá, cùng với thanh khoản ổn định. Do đó, các tổ chức tín dụng trên địa bàn hoàn toàn đáp ứng tốt nhu cầu vốn hợp lý, hợp pháp và đủ điều kiện tín dụng của mọi DN. Ngoài ra, theo kế hoạch, thời gian tới Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM sẽ tiếp tục đẩy mạnh kết nối để khơi thông dòng vốn. Trọng tâm hoạt động trong các tháng cuối năm là tiếp tục tập trung đẩy mạnh thực hiện chương trình năm 2016 đã đề ra như: Tiếp tục nâng cao chất lượng dịch vụ, đổi mới công nghệ, nâng cao hiệu quả hoạt động; đổi mới mô hình giao dịch, giảm chi phí đầu vào để tạo điều kiện giảm lãi suất cho vay; tiếp tục các hoạt động tháo gỡ khó khăn cho DN… Tuy nhiên, theo ông Lâm, để thực hiện có hiệu quả và tiếp tục phát huy vai trò, ý nghĩa của chương trình cần sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa các sở, ngành, quận, huyện và các hiệp hội ngành nghề.
Ngoài ra, để hỗ trợ vốn dịp cuối năm, các ngân hàng còn triển khai chương trình cho vay bình ổn đối với các DN hoạt động trong mảng lương thực, thực phẩm thiết yếu… với lãi suất cho vay ngắn hạn dao động từ 4,15% - 6,5%/năm tùy từng mặt hàng. Trong thời gian tới, các ngân hàng còn đăng ký cho vay bình ổn trong chuỗi cung ứng, nhằm khuyến khích các DN tăng cường đổi mới công nghệ và phương thức hoạt động sản xuất, kinh doanh sau khi gia nhập TPP để tạo ra các sản phẩm có chất lượng, an toàn với sức khỏe, giá cả cạnh tranh với các sản phẩm nước ngoài, tiết kiệm chi phí vận chuyển, cũng như tạo sự liên kết với các vùng nguyên liệu giá rẻ, kết nối cung - cầu giữa các tỉnh, thành. Song song đó, những ngày gần đây, nhiều ngân hàng đã thực hiện hạ lãi suất cho vay với mức giảm khoảng 1% so với lãi suất hiện hành. Đây cũng là yếu tố hỗ trợ đáng kể giúp thúc đẩy tăng trưởng tín dụng các tháng cuối năm.
Ngoài ra, ông Lâm cũng cho hay, cùng với Nghị quyết 35 của Chính phủ và chương trình hành động của UBND TP.HCM, chương trình hành động của ngành ngân hàng tập trung giải pháp “cải tiến mô hình kinh doanh lấy khách hàng làm trung tâm, nâng cao chất lượng dịch vụ, phát triển đa dạng hóa các sản phẩm phi tín dụng trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin”, cùng với các hoạt động tháo gỡ khó khăn cho DN như hiện nay. Đây sẽ là môi trường thuận lợi, hỗ trợ cho các DN nói chung và trên địa bàn TP.HCM nói riêng phát triển trong giai đoạn 2016-2020. Đồng thời đạt mục tiêu về tăng trưởng số lượng DN hoạt động vào năm 2020.
Liên quan đến vấn đề này, ông Lâm cho rằng việc tăng trưởng số lượng DN đi kèm với chất lượng và hiệu quả hoạt động của DN, năng lực tài chính, năng lực cạnh tranh không ngừng cải thiện. Đặc biệt DN phải đảm bảo tuân thủ kỷ luật thị trường; hoạt động minh bạch, chấp hành nghiêm quy định pháp luật về tài chính, kế toán; thông tin tin cậy, đầy đủ, có kiểm toán… Thực hiện tốt các nội dung này không chỉ tạo điều kiện cho chính các DN, tăng trưởng và phát triển bền vững mà còn thuận lợi cho các cơ quan quản lý xây dựng hệ thống thông tin DN, quản lý DN hiệu quả, tạo điều kiện cho các cơ quan Thuế, Hải quan, Sở Kế hoạch và Đầu tư, ngân hàng… thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ. Đặc biệt, sẽ giúp các ngân hàng thương mại nắm bắt, thẩm định DN thuận lợi hơn, rút ngắn thời gian thẩm định, hỗ trợ và phát triển hoạt động cho vay tín chấp.