Bộ Xây dựng vừa có văn bản gửi UBND TP Hà Nội hướng dẫn về thủ tục đầu tư xây dựng Trụ sở mới Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội trên ô đất D30 khu đô thị mới Cầu Giấy (quận Cầu Giấy).
Về việc này,ướngdẫnHàNộithủtụcđầutưtrụsởĐạisứquánMỹmớnhan dinh mu vs mc Bộ Xây dựng cho biết, UBND TP Hà Nội cần làm rõ dự án có tính đặc thù không, cụ thể cần xác định công trình Đại sứ quán Hoa Kỳ có phải thuộc loại công trình bí mật nhà nước hay không?
Đồng thời, UBND TP Hà Nội cần nghiên cứu các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với Luật Xây dựng hay không?
Trường hợp công trình không thuộc loại công trình bí mật nhà nước, không có các điều ước quốc tế khác với Luật Xây dựng thì thực hiện theo quy định của Luật Xây dựng.
Cụ thể, về giấy phép xây dựng: Theo quy định tại khoản 1 Điều 89 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng (Luật số 62/2020/QH14) thì “Công trình xây dựng phải có giấy phép xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư theo quy định của Luật này, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này”.
“Với những thông tin tại văn bản số 238/UBND-ĐT thì công trình thuộc dự án Trụ sở mới Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội không thuộc đối tượng miễn giấy phép xây dựng theo quy định tại khoản 2 Điều 89 Luật Xây dựng, trừ trường hợp được xác định đây là công trình bí mật nhà nước, thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 129 Luật Xây dựng năm 2014 và khoản 1 Điều 57 Nghị định số 15/2021 của Chính phủ”, Bộ Xây dựng cho biết.
Do đó, để có đủ cơ sở xác định công trình bí mật nhà nước, Bộ Xây dựng đề nghị UBND TP Hà Nội liên hệ với Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng và Bộ Công an theo quy định tại khoản 2 và khoản 5 Điều 9 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước năm 2018 để được hướng dẫn cụ thể.
Ngoài ra, theo quy định tại Điều 2 Luật số 62/2020/QH14 thì “Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó”.
Bộ Xây dựng đề nghị UBND TP Hà Nội căn cứ hồ sơ pháp lý của dự án để thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng và điều ước quốc tế giữa Chính phủ Việt Nam và Hoa Kỳ (nếu có).
Về thủ tục thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi, Bộ Xây dựng cho biết, nếu xác định đây là công trình bí mật nhà nước, đề nghị chủ đầu tư thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 129 Luật Xây dựng năm 2014 và khoản 2, khoản 3 Điều 57 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP.
Trường hợp còn lại, căn cứ vào nguồn vốn, quy mô dự án, cấp công trình, chủ đầu tư thực hiện theo quy định của Luật Xây dựng và Nghị định số 15/2021/NĐ-CP.
Trước đó, vào cuối tháng 8/2021, trong khuôn khổ chuyến thăm Việt Nam của Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris, chiều 25/8, Đại diện lâm thời Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam Christopher Klein và Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường Hà Nội Bùi Duy Cường đã ký thỏa thuận về địa điểm mới của Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam.
Với ngân sách dự án khoảng 1,2 tỷ USD, trụ sở mới của Đại sứ quán Mỹ có diện tích 3,2ha; quy mô xây dựng hơn 419.000m2 nằm tại quận Cầu Giấy. Đây sẽ là biểu trưng cho dấu mốc quan trọng trong quan hệ ngoại giao giữa Mỹ và Việt Nam.
Thiết kế tòa nhà lấy cảm hứng từ Vịnh Hạ Long, thể hiện cách tiếp cận hướng về tương lai, năng động, thích ứng và minh bạch trong chính sách ngoại giao của Mỹ.
Thiết kế cảnh quan của Khu phức hợp Đại sứ quán lấy cảm hứng từ truyền thống nông nghiệp trồng trọt và sản xuất lúa gạo, như địa hình của đồng bằng sông Mekong và đồng bằng sông Hồng.
Các chuyên gia từ Vụ Điều hành các trụ sở ở nước ngoài trực thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ chịu trách nhiệm giám sát việc lựa chọn địa điểm, thiết kế, di chuyển và quản lý cơ sở đối với Đại sứ quán. Thiết kế của Đại sứ quán sẽ trở thành một biểu tượng vững chắc của mối quan hệ quan trọng giữa Mỹ và Việt Nam.
Thanh Sơn
Lô đất được Đại sứ quán Mỹ thuê xây trụ sở mới được có vị trí “kim cương” với 4 mặt tiền, tổng diện tích 3,2ha, giáp với đường Phạm Văn Bạch, công viên Cầu Giấy tại quận Cầu Giấy, Hà Nội.