当前位置:首页 > World Cup

【tỷ lệ kèo nhà cái 88】Cân nhắc mở rộng đối tượng được tiếp cận thông tin người nhiễm HIV

Uỷ ban Về các vấn đề của xã hội của Quốc hội Nguyễn Thuý Anh trình bày báo cáo thẩm tra (Ảnh CTV).

Chính phủ đề nghị mở rộng đối tượng được tiếp cận thông tin người nhiễm HIV song Thường trực Uỷ ban Về các vấn đề của xã hội của Quốc hội đề nghị cân nhắc việc này.

Chiều 11/8,ânnhắcmởrộngđốitượngđượctiếpcậnthôngtinngườinhiễtỷ lệ kèo nhà cái 88 quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS).

Ông Long cho biết, dự thảo Luật này được xây dựng dựa trên hai chính sách tăng cường tiếp cận thông tin người nhiễm HIV và bảo đảm quyền được tiếp cập dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS của mọi đối tượng.

Một trong những bất cập được ông Long  đề cập là theo Luật HIV 2006, chỉ những người trực tiếp chăm sóc điều trị cho người nhiễm HIV được thông báo kết quả xét nghiệm HIV và chưa có quy định cụ thể ai được quyền tiếp cận thông tin người nhiễm HIV.

"Điều này làm phát sinh một số khó khăn, bất cập như nhiều người nhiễm HIV đã biết tình trạng HIV nhưng vẫn làm lây nhiễm HIV cho người khác" - ông Long nhấn mạnh.

Để khắc phục, dự thảo luật đã bổ sung nghĩa vụ của người nhiễm HIV phải thông báo tình trạng nhiễm HIV của mình cho người có quan hệ tình dục với họ để phòng ngừa lây nhiễm HIV cho người đó.

Đây là nội dung cần thiết để góp phần bảo vệ quyền được an toàn của mỗi cá nhân và giảm nguy cơ lây nhiễm HIV từ người nhiễm HIV qua quan hệ tình dục - tờ trình của Chính phủ nêu rõ.

Dự thảo luật cũng điều chỉnh, bổ sung một số đối tượng nguy cao được ưu tiên các biện pháp tiếp cận thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS gồm nhóm người quan hệ tình dục đồng giới nam (MSM), người chuyển đổi giới tính, người có quan hệ tình dục với người nhiễm HIV và với các đối tượng nguy cơ cao, phạm nhân, người bị tạm giữ, tạm giam, trại viên cơ sở giáo dục bắt buộc, học sinh trường giáo dưỡng.

Bên cạnh đó, dự thảo luật còn bổ sung đối tượng được tiếp cận thông tin người nhiễm HIV để bảo đảm lợi ích của người nhiễm HIV trong việc điều trị, thanh toán chi phí khám, chữa bệnh cho họ cũng như phòng ngừa nguy cơ lây nhiễm HIV cho người trực tiếp chăm sóc, điều trị cho họ.

Cụ thể, những người được tiếp cận thông tin của người nhiễm HIV gồm người đứng đầu, người được giao nhiệm vụ của cơ quan giám sát dịch HIV/AIDS; cơ quan bảo hiểm xã hội khi trực tiếp thực hiện việc giám định, thanh toán, quản lý thông tin khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế cho người nhiễm HIV; cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khi trực tiếp thực hiện việc thanh toán, quản lý thông tin khám bệnh, chữa bệnh cho người nhiễm HIV.

Thẩm tra dự ánluật, Thường trực Uỷ ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội đề nghị cân nhắc việc mở rộng đối tượng được tiếp cận thông tin và nên sửa đổi theo hướng quy định nguyên tắc, theo đó các chủ thể được tiếp cận thông tin về tình trạng nhiễm HIV của người nhiễm HIV có trách nhiệm giữ bí mật thông tin người nhiễm HIV, trường hợp vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật.

"Chính sách mở rộng các chủ thể được tiếp cận thông tin của người nhiễm HIV rõ ràng có ảnh hưởng đến quyền bảo mật thông tin của cá nhân người nhiễm HIV. Việc điều chỉnh chính sách này cần hài hòa giữa mục tiêu bảo đảm thực hiện chức năng quản lý nhà nước nhưng cũng cần bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của người bệnh và phù hợp với khuyến nghị của quốc tế", Chủ nhiệm Nguyễn Thuý Anh nhấn mạnh.

Tán thành quy định người nhiễm HIV phải có nghĩa vụ thông tin cho bạn tình việc mình nhiễm HIV, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng nhấn mạnh đây là điều cần thiết. Theo ông Tùng cần phải quy định rõ phương thức, thời hạn, cách thức thông báo để có căn cứ xác định một người đã thực hiện nghĩa vụ đó chưa chứ không nên quy định chung chung. Điều này cũng liên quan tới việc xác định yếu tố cấu thành tội lây truyền HIV cho người khác quy định trong bộ luật Hình sự 2015, ông Tùng lưu ý.

Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật cũng cho rằng cần bổ sung quy định cụ thể về trình tự thủ tục tiếp cận thông tin cũng như mục đích sử dụng và trách nhiệm khi để lộ lọt thông tin.

Theo tờ trình của Chính phủ, kể từ ca nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện từ năm 1990 tại TP. Hồ Chí Minh, cho đến nay, hiện trên toàn quốc đang báo cáo 212.000 người đang nhiễm HIV và 103.000 người nhiễm HIV đã tử vong.

分享到: