您的当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > 【bảng xếp hạng cúp c3 châu âu】Chi tiêu công 正文
时间:2025-01-25 23:24:34 来源:网络整理 编辑:Ngoại Hạng Anh
Căn cơ, tiết kiệm hơn nữaĐại dịch Covid-19 bắt đầu từ năm 2020 đã làm tăng chi phí phòng, chống dịch bảng xếp hạng cúp c3 châu âu
Đại dịch Covid-19 bắt đầu từ năm 2020 đã làm tăng chi phí phòng, chống dịch bệnh và triển khai các gói hỗ trợ trực tiếp và gián tiếp cho người dân. Việc triển khai các giải pháp về giãn, giảm thuế phí và lệ phí, tiền thuê đất… trong 2 năm đã lên đến hơn 260 nghìn tỷ đồng.
Để có tiền chi cho phòng chống dịch, Bộ Tài chính phải “xoay xở” từ nhiều nguồn, trong đó có nguồn từ triệt để tiết kiệm chi tiêu. Năm 2021, Chính phủ tiếp tục thực hiện triệt để tiết kiệm, để dành nguồn ưu tiên chi cho phòng, chống dịch Covid-19. Cụ thể, Chính phủ đã yêu cầu cắt giảm tối thiểu 50% kinh phí hội nghị, công tác trong và ngoài nước còn lại của các bộ, cơ quan trung ương, địa phương và tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên khác còn lại của năm 2021 để bổ sung nguồn phòng, chống dịch Covid-19, tăng đầu tư phát triển và nhiệm vụ an ninh, quốc phòng cần thiết.
Nguồn: Bộ Tài chính. Đồ họa: Hồng Vân |
Trong thực hiện dự toán năm 2022, Bộ Tài chính đã yêu cầu đối với dự toán chi hoạt động năm 2022 nguồn ngân sách nhà nước (NSNN) của cơ quan quản lý nhà nước, Đảng, đoàn thể, phải xây dựng gắn với mục tiêu Nghị quyết số 18-NQ/TW Hội nghị Trung ương 6, khóa XII về sắp xếp lại tổ chức bộ máy và tinh giản biên chế; kiện toàn tổ chức, giảm đầu mối, giảm cấp trung gian, giảm cấp phó, thực hiện kiêm nhiệm chức danh, sáp nhập các xã chưa đạt chuẩn...
Dự toán chi hoạt động năm 2022 nguồn NSNN của các đơn vị sự nghiệp công lập yêu cầu phải được xây dựng trên cơ sở các mục tiêu về đổi mới đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị quyết số 19-NQ/TW. Cụ thể, năm 2022, mức tinh giảm biên chế hưởng lương từ NSNN các lĩnh vực sự nghiệp thực hiện theo quyết định giao biên chế của cấp thẩm quyền hoặc theo Đề án tinh giản biên chế được duyệt (nếu có), đảm bảo mức giảm bình quân tối thiểu 2% so với năm 2021, theo đó giảm quỹ lương từ NSNN tương đương tỷ lệ giảm biên chế hưởng lương từ NSNN.
Bên cạnh đó, Bộ Tài chính yêu cầu thực hiện tiết kiệm thêm bình quân 10% chi thường xuyên NSNN (trừ các khoản tiền lương, phụ cấp theo lương, các khoản có tính chất lương và các khoản chi cho con người theo chế độ) so với dự toán năm 2021 của các cơ quan, đơn vị, địa phương trên cơ sở hạn chế tối đa mua sắm xe ô tô công và trang thiết bị đắt tiền, khoán kinh phí sử dụng xe ô tô công; tiết giảm các nhiệm vụ chi không thực sự cấp bách như đoàn ra, đoàn vào, khánh tiết, hội thảo, hội nghị...
Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Võ Thành Hưng, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ, trình Quốc hội thông qua dự toán NSNN năm 2022 cùng với nhiều giải pháp cụ thể để thực hiện. Tuy nhiên, trước yêu cầu nhanh chóng tận dụng cơ hội phục hồi và phát triển kinh tế, Bộ Tài chính đang cùng với các bộ, ngành nghiên cứu ban hành các giải pháp về tài khóa. Trong đó, bên cạnh việc nghiên cứu hoàn thiện chính sách về thu NSNN, phấn đấu hoàn thành dự toán thu được giao ở mức cao nhất, động viên hợp lý nguồn lực phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội; tiếp tục nâng cao hiệu quả quản lý, phân bổ, sử dụng NSNN; triệt để tiết kiệm, chống lãng phí, tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính, bảo đảm tính bền vững, an ninh, an toàn tài chính quốc gia.
Sắp xếp, tinh giản biên chế để tiết kiệm chi Trong thực hiện dự toán năm 2022, Bộ Tài chính đã yêu cầu đối với dự toán chi hoạt động năm 2022 nguồn ngân sách nhà nước của cơ quan quản lý nhà nước, Đảng, đoàn thể, phải xây dựng gắn với mục tiêu Nghị quyết số 18-NQ/TW Hội nghị Trung ương 6, khóa XII về sắp xếp lại tổ chức bộ máy và tinh giản biên chế; kiện toàn tổ chức, giảm đầu mối, giảm cấp trung gian, giảm cấp phó, thực hiện kiêm nhiệm chức danh, sáp nhập các xã chưa đạt chuẩn... |
Chuyên gia kinh tế, TS. Vũ Sỹ Cường cho rằng, trong thời gian tới, dự toán thu và chi NSNN cần tiếp tục duy trì sự thận trọng hơn và theo nguyên tắc “lường thu mà chi”, cần có giải pháp chính sách để theo dõi và đánh giá về công tác lập dự toán và chấp hành NSNN ở tất cả các cấp. Việc lập dự toán ngân sách thận trọng là rất cần thiết trong bối cảnh dịch bệnh còn diễn biến phức tạp song cần tránh quá cứng nhắc trong bối cảnh mới với nhiều yếu tố bất định. Dù Chính phủ có những biện pháp mạnh mẽ thì việc thực hiện dự toán chi tiêu từ NSNN vẫn luôn có nhiều thách thức, nhất là với chi đầu tư.
Theo vị chuyên gia này, cần tiếp tục thực hiện các biện pháp chủ động, quyết liệt và tích cực trong việc tiết kiệm chi tiêu từ NSNN, phối hợp các bộ ngành và địa phương trong lập và chấp hành dự toán chi đầu tư. Việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho quản lý và phân bổ chi đầu tư công cần tiếp tục được thực hiện để phù hợp hơn với điều kiện thực thi chính sách ở Việt Nam. Việc quy định rõ ràng về trách nhiệm, trách nhiệm giải trình và phân cấp quản lý chi đầu tư cũng luôn hết sức cần thiết.
Trên thực tế, thời gian qua chúng ta đã thực hiện siết chặt kỷ luật kỷ cương tài chính - ngân sách. Các cấp ngân sách, từ trung ương đến địa phương đều phải siết giảm chi tiêu, chi đúng tiêu chuẩn, định mức và theo dự toán được giao, không một khoản chi nào không có trong dự toán mà ra khỏi kho bạc. Với kinh nghiệm 2 năm ứng phó với đại dịch Covid-19, trong bối cảnh đặc biệt, đã thực hiện các chính sách tài khóa đặc biệt. Tuy nhiên, tác động nặng nề và khó đoán định của dịch bệnh, thời gian tới, cần tiếp tục thực hiện nghiêm kỷ luật tài chính - NSNN, triệt để tiết kiệm các khoản kinh phí thường xuyên chưa thực sự cần thiết để ưu tiên nguồn chi cho công tác phòng, chống dịch Covid-19.
Chi đầu tư công hiệu quả, tránh thất thoát, lãng phí Thời gian tới, ngành Tài chính tiếp tục cơ cấu lại chi NSNN theo hướng ổn định và gia tăng hiệu quả đầu tư phát triển, chỉ bố trí vốn từ NSNN cho những công trình thật sự cần thiết, có hiệu quả cao, đồng thời kiểm soát chặt chẽ đầu tư công nhằm chống dàn trải, lãng phí, thất thoát, tham nhũng. Theo một số chuyên gia kinh tế, thời gian tới, cần giảm dần và chấm dứt xu hướng giảm chi đầu tư, đặc biệt ở cấp Trung ương, cải thiện về lập ngân sách đầu tư bằng cách quan tâm nhiều hơn đến các nhu cầu chi duy tu bảo dưỡng liên quan đến đầu tư, qua đó hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Các mục tiêu chi tiêu công cần được rà soát lại theo một khuôn khổ chính sách nhất quán hơn, nhằm tạo điều kiện để Việt Nam gắn kết tốt hơn giữa chi tiêu và mục tiêu. Chi tiêu cho các Chương trình mục tiêu quốc gia cần gắn với mục tiêu ưu tiên. Việc triển khai kế hoạch chi tiêu trung hạn sẽ có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh này, song để triển khai việc này đòi hỏi nhiều thời gian và công sức. Giảm tỷ lệ chi thường xuyên bằng giảm tốc độ tăng biên chế của Chính phủ và quỹ lương cho cán bộ, công chức và viên chức của Chính phủ, để đảm bảo quy mô chi thường xuyên hợp lý thì cải cách về tổ chức và bộ máy cần được làm ngay và quyết liệt. Mức độ phân cấp chi đầu tư cho địa phương cần được xem xét lại gắn với hiệu quả tổng thể kinh tế - xã hội, hạn chế rủi ro đầu tư dàn trải. Phân cấp đầu tư cần gắn liền với trách nhiệm giải trình và năng lực quản lý của địa phương. Thực hiện gắn kết chi đầu tư và chi thường xuyên. Trong thời gian tới, cần duy trì và nâng cao hiệu suất sử dụng tài sản thông qua việc từng bước tăng chi khai thác và duy tu bảo dưỡng qua kế hoạch tài chính - ngân sách và kế hoạch đầu tư trung hạn. Ngoài ra, cần tăng cường tính minh bạch và trách nhiệm giải trình về tài chính ở các đơn vị sử dụng ngân sách, thực hiện nghiêm kỷ luật tài khóa. |
Chuyến xe 52 chỗ phủ kín rèm, hàng chục người bị lừa 'vào tròng' đi xem đất2025-01-25 23:16
Điện lực Pleiku: Tư vấn dùng điện an toàn2025-01-25 23:14
Mở rộng ưu đãi thuế: Cân nhắc tính hợp lý và hiệu quả2025-01-25 22:49
Hải quan Hải Phòng xử lý nhanh vướng mắc về xuất xứ2025-01-25 22:42
Một gia đình ở Lai Châu bị người kích điện bắt giun gây hư hại 10ha vườn chuối2025-01-25 22:37
Tiết kiệm điện : Nhìn từ Thành phố Hồ Chí Minh2025-01-25 21:34
Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ Lào xây dựng hệ thống Thuế2025-01-25 21:27
Rà soát chính sách quản lý đối với hàng hóa xuất nhập khẩu2025-01-25 21:22
Cục Thuế Cao Bằng thu hồi được hơn 600 tỷ đồng tiền nợ thuế trong năm 20242025-01-25 21:21
Ronaldo giúp Al Nassr thắng kịch tính ở AFC Champions League2025-01-25 21:13
Chubb Life Việt Nam được vinh danh tại chương trình ‘Mùa xuân cho em’ lần thứ 182025-01-25 22:43
Từ 12/5, thực hiện hoàn thuế điện tử trên phạm vi toàn quốc2025-01-25 22:43
Kết quả bóng đá hôm nay 17/92025-01-25 22:39
Doanh nghiệp ưu tiên chiếm 34,4% tổng kim ngạch XNK toàn quốc2025-01-25 22:08
Lợi dụng đèo Bảo Lộc sạt lở, 3 người 'đào bẫy' ô tô trên lối đi vòng Quốc lộ 28B2025-01-25 22:00
Bắt giữ 4kg hàng lậu giấu trong bụng cá hồi nhập khẩu2025-01-25 21:53
Công đoàn Tổng cục Hải quan kêu gọi nhắn tin ủng hộ phụ nữ biên cương2025-01-25 21:16
Tuyển Argentina tổn thất nặng vì ‘trò hề’ của Emiliano Martinez2025-01-25 21:10
Microsoft sa thải 1.850 nhân viên, ngừng sản xuất điện thoại thông minh2025-01-25 21:08
Tiếp tục chống thất thu trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ2025-01-25 21:01