Trao đổi tại hội thảo “Nhận thức về an toàn thông tin cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam” được tổ chức hồi trung tuần tháng 1,àxecóquymôdướiphươngtiệnđượcmiễnphídùngnềntảkết quả olympic marseille ông Nguyễn Văn Thân, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (VINASME) nhận định: “Nhận thức về kinh tế số và hành động của các doanh nghiệp còn tương đối chậm chạp, chưa đồng đều và thiếu thống nhất. Do đó, việc phổ biến và hỗ trợ cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào nền kinh tế số là hết sức cần thiết và cấp bách. Đây là nhiệm vụ sống còn”. Với riêng lĩnh vực vận tải hành khách, theo đánh giá của CEO Công ty cổ phần công nghệ An Vui Phan Bá Mạnh, qua hơn 2 năm ảnh hưởng dịch Covid-19, nhiều người tiêu dùng đã hình thành thói quen giao dịch online. Đây là động lực để các doanh nghiệp vận tải thực hiện chuyển đổi số nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường. “Tôi cho rằng, mặc dù thị trường vận tải hành khách không phục hồi hoàn toàn trong năm 2022 nhưng sẽ xuất hiện những mô hình vận tải mới mang tính đột phá để phù hợp với đặc điểm của thị trường mới. Năm 2023 mới thực sự là năm bứt phá của ngành vận tải”, ông Phan Bá Mạnh chia sẻ quan điểm. Phân tích về những nguyên nhân khiến cho nhiều nhà xe mặc dù đã được phép hoạt động trở lại nhưng công suất vận hành còn hạn chế, đại diện Công ty An Vui cho rằng, có 4 lý do chính, trong đó có việc hành khách hạn chế đi lại, chỉ những việc thực sự cấp thiết họ mới đi, và thường chọn phương tiện di chuyển cá nhân hoặc thuê riêng xe, ít khi sử dụng xe khách liên tỉnh. Bên cạnh đó, còn do giá xăng dầu lại tăng làm cho chi phí vận tải tăng theo; số lượng nhân sự nghỉ trong giai đoạn dịch làm cho doanh nghiệp tuyển dụng lại để khôi phục hoạt động cũng gặp khó khăn; càng chạy càng lỗ đang trở thành 1 trong những bài toán khó có lời giải. | Dịch bệnh Covid-19 đã và đang là chất xúc tác để thúc đẩy quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp (Ảnh minh họa: Internet) |
Nhấn mạnh dịch bệnh là thách thức lớn không chỉ với ngành vận tải hành khách mà cả với Chính phủ và người dân để có thể khôi phục lại các hoạt động vận tải nói riêng và kinh tế nói chung, đại diện Công ty An Vui khuyến nghị các doanh nghiệp nhất thiết phải chuyển đổi số, cắt giảm và tinh gọn lại bộ máy, hạn chế những công việc thủ công, thay vào đó là quy trình được tự động hóa nhằm nâng cao năng suất và ổn định chất lượng. “Chuyển đổi số giờ đây không còn là một sự lựa chọn thông thường mà đã trở thành lựa chọn sống còn với các doanh nghiệp trong cạnh tranh. Vì vậy, nhìn từ mặt tích cực thì dịch bệnh đang là chất xúc tác tốt để thúc đẩy quá trình chuyển đổi số cho doanh nghiệp mà trong điều kiện bình thường doanh nghiệp không dám đánh đổi”, đại diện An Vui cho hay. Vị CEO Công ty An Vui kiến nghị nhà nước cần có cơ chế thúc đẩy chuyển đổi số trong các dịch vụ công để hạn chế việc tiếp xúc cũng như tạo tiện ích cho toàn dân được hưởng lợi từ hoạt động chuyển đổi số của Chính phủ. Đồng thời, có cơ chế ưu tiên rõ ràng cho cả doanh nghiệp cung cấp nền tảng chuyển đổi số và doanh nghiệp ứng dụng chuyển đổi số. Riêng với ngành vận tải, đặc biệt là vận tải hành khách thì ngoài việc doanh nghiệp ứng dụng công nghệ để chuyển đổi số thì khâu kiểm soát chặt chẽ thông tin hành khách khi di chuyển trên xe khách liên tỉnh cả xe tuyến cố định, xe hợp đồng là hết sức quan trọng. “Với cương vị là một đơn vị cung cấp nền tảng, chúng tôi nhận thấy vận tải hành khách liên tỉnh là một trong những nguy cơ lớn làm phát tán dịch bệnh trên toàn quốc. Chính vì thế, phải giám sát chặt chẽ danh sách và thông tin hành khách thông qua phơi lệnh điện tử và hợp đồng điện tử để có thể khoanh vùng truy vết nhanh nhất nếu xảy ra sự cố”, CEO Công ty An Vui lưu ý thêm. | Chương trình thúc đẩy các doanh nghiệp vận tải quy mô nhỏ phục hồi sau dịch được An Vui triển khai từ nay đến hết tháng 6/2022. |
Thông tin về Chương trình thúc đẩy các doanh nghiệp vận tải quy mô nhỏ phục hồi sau dịch của An Vui, ông Phan Bá Mạnh cho biết, từ nay đến hết tháng 6/2022, đơn vị phát triển nền tảng nhà xe thông minh này áp dụng chính sách miễn phí toàn bộ chi phí khởi tạo phần mềm đối với doanh nghiệp vận tải có số lượng phương tiện từ 5 xe trở xuống trên toàn quốc. Công ty sẽ bố trí nhân sự hỗ trợ cài đặt hệ thống phần mềm và hướng dẫn sử dụng cho các doanh nghiệp vận tải. Bên cạnh đó, An Vui miễn phí việc xây dựng website bán vé trực tuyến giúp các doanh nghiệp vận tải xây dựng hình ảnh và mở rộng tập khách hàng. Đặc biệt, với những doanh nghiệp cần ứng dụng hợp đồng điện tử, vé điện tử, hóa đơn điện tử và kết nối với các Cổng thanh toán để giúp nhà xe có thể thu tiền online của khách hàng mà không bị nợ đọng hay bị chiếm dụng vốn, An Vui sẽ miễn phí tích hợp ban đầu các tính năng này. “Chúng tôi kỳ vọng chương trình sẽ là một trong những động lực hỗ trợ thúc đẩy ngành vận tải phục hồi sau dịch, đặc biệt là giúp cho các doanh nghiệp vận tải quy mô nhỏ có thể vận hành trở lại, ứng dụng công nghệ để giảm chi phí và tăng doanh thu”, ông Phan Bá Mạnh nói. Nền tảng quản lý nhà xe thông minh An Vui của Công ty cổ phần công nghệ An Vui là một trong những nền tảng số Make in Vietnam được Bộ TT&TT chọn giới thiệu để hỗ trợ các doanh nghiệp ngành vận tải chuyển đổi số. Đây là giải pháp hỗ trợ số hóa ngành vận tải hành khách đường dài, giúp các doanh nghiệp vận tải hành khách chuyển đổi số, quản trị khoa học, tối ưu hóa nhằm góp phần giảm bớt lãng phí xã hội và nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vận tải trước cuộc cách mạng công nghệ. |