【bxh thổ nhĩ kỳ】Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ: Nhiều "nét son" trong điều hành tài chính – ngân sách

PTT

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị sáng 5/7. Ảnh: Đức Minh

Đây là một trong nhiều điểm sáng tích cực của ngành Tài chính 6 tháng đầu năm,óThủtướngVươngĐìnhHuệNhiềuquotnétsonquottrongđiềuhànhtàichính–ngânsábxh thổ nhĩ kỳ được Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh khi phát biểu tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc ngành Tài chính về tình hình thực hiện nhiệm vụ tài chính - ngân sách nhà nước (NSNN) 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2017, diễn ra sáng 5/7.

Chính sách tài khóa được điều hành chủ động, chặt chẽ

Tại hội nghị, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đánh giá 6 tháng đầu năm, mặc dù áp lực rất lớn từ tình hình thế giới, nhưng chúng ta vẫn đảm bảo kinh tế vĩ mô ổn định, tăng trưởng quý 2 khởi sắc với bước nhảy khá lớn so với quý 1. Thu ngân sách tăng gần 14% so với cùng kỳ, triển vọng đảm bảo cân đối thu chi là khả quan, không bị quá nhiều áp lực. Phát hành trái phiếu Chính phủ (TPCP) thành công, 6 tháng đã đạt 68,6% kế hoạch với kỳ hạn rất dài, lãi suất rất thấp.

Tuy nhiên, điểm yếu trong 6 tháng là tăng trưởng chưa đạt như kỳ vọng, để đạt mục tiêu 6,7% còn gian nan. Giải ngân đầu tư công quá chậm, 6 tháng chỉ được khoảng 25% vốn dự toán, tác động tiêu cực đến sản xuất, việc làm, thu ngân sách, tăng trưởng kinh tế... “Như Bộ trưởng Tài chính tính toán, ước tính 6 tháng cuối năm còn 300.000 tỷ đồng chưa giải ngân. Từ khoản 300.000 tỷ đồng này có thể là vốn mồi huy động thêm từ xã hội 700.000 tỷ đồng, có thêm 1 triệu tỷ đồng cho đầu tư. Đây là điểm yếu, là then chốt mà trách nhiệm chính là Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhưng Bộ Tài chính cũng phải chia sẻ trong việc phối hợp thực hiện”, Phó Thủ tướng nói.

Một điểm yếu nữa là sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (DN) còn rất khó khăn. Tỷ lệ DN giải thể tăng lên khá bất thường, vốn DN mỏng, chủ yếu dựa vào vốn vay, trong khi lãi suất đang còn cao.

Trong bối cảnh đó, ngành Tài chính đã có rất nhiều nỗ lực, đạt những kết quả thực sự thiết thực, có ý nghĩa quan trọng, cơ bản hoàn thành các nhiệm vụ của ngành, đóng góp xứng đáng vào thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm. Trong rất nhiều điểm sáng của ngành, Phó Thủ tướng nhấn mạnh yếu tố điều hành chính sách tài khoá chủ động, chặt chẽ, phối hợp tốt với chính sách tiền tệ và các chính sách vĩ mô khác. Tăng cường kỷ luật kỷ cương tài chính, nhất là nề nếp làm việc, được dư luận đánh giá cao. Các ý kiến Bộ Tài chính nêu ra đều buộc phải lắng nghe, suy nghĩ vì có luận cứ, có tính thuyết phục cao.

Thành công lớn trong điều hành giá cả, lạm phát

Bộ Tài chính đã đảm bảo thu chi ngân sách theo lộ trình, tiến độ. Công tác xây dựng thể chế được chú trọng, trong 6 tháng đã thông qua luật rất quan trọng là Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, trình dự án Luật Quản lý nợ công (sửa đổi). Các văn bản hướng dẫn Luật NSNN đã được ban hành đầy đủ, hoàn thành các cơ chế, thể chế tài chính cho các vùng động lực của cả nước…, và đặc biệt là tham mưu giúp Thủ tướng ban hành chương trình hành động Nghị quyết 07 của Bộ Chính trị.

Phó Thủ tướng cũng đánh giá, Bộ Tài chính tham gia hoạt động trong các ban chỉ đạo rất tích cực, trách nhiệm, hoàn thành tốt nhiệm vụ. Đặc biệt là “nét son” trong công tác điều hành kiểm soát giá cả, cụ thể là Cục Quản lý giá. Qua đó, Bộ Tài chính đã có công lớn trong chỉ đạo, điều hành bám sát, nhịp nhàng, kiểm soát lạm phát tốt.

Ngoài ra, Phó Thủ tướng khen ngợi những nỗ lực của ngành trong đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, triển khai Nghị quyết 19 với tinh thần rất “chủ động, chỉn chu”. Bộ Tài chính là một trong những Bộ hoàn thành sớm các Đề án về tái cơ cấu, nhất là tái cơ cấu DNNN, tái cơ cấu Ngân hàng Chính sách, Ngân hàng Phát triển.... được Thủ tướng, Phó Thủ tướng đánh giá cao.

GDP đạt kế hoạch mới đảm bảo an toàn nợ công

Tuy nhiên, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cũng chỉ ra một số điểm yếu chung của cả nước trong đó có trách nhiệm của Bộ như là cổ phần hóa, thoái vốn, cải cách DNNN còn chậm, chưa đạt mục tiêu; giải ngân vốn đầu tư công rất chậm…

Thời gian tới, để hoàn thành tốt nhiệm vụ 6 tháng cuối năm, Phó Thủ tướng yêu cầu ngành tập trung vào một số công việc, định hướng. Cụ thể là tiếp tục tập trung cao độ, chỉ đạo hoàn thành và vượt mức thu chi NSNN năm 2017. Về thu, cố gắng vượt thu vượt 5 – 8% dự toán, trong đó lưu ý một số địa phương còn khó khăn. Chú trọng thu nội địa, mở rộng cơ sở thuế. Triển khai tốt hoá đơn điện tử, góp phần đưa khu vực kinh tế phi chính thức lên chính thức nhiều hơn. Phối hợp chặt chẽ với các địa phương, nhất là các trọng điểm thu, tuy nhiên không lạm thu, thu đúng, thu đủ nghĩa vụ thu của mọi đơn vị kinh doanh. Phấn đấu giảm thuế suất nhưng mở rộng cơ sở thuế, đưa hộ kinh doanh lên thành lập DN, tăng cường quản lý chế độ chứng từ hóa đơn, từ đó đóng góp lớn hơn vào GDP.

Về chi NSNN, đảm bảo theo Nghị quyết 07 của Bộ Chính trị, chi đảm bảo theo dự toán. Nếu địa phương, bộ, ngành thu không đạt dự toán thì phải có giải pháp dự phòng bù đắp, hoặc phải giảm chi tương ứng. Đồng thời, siết chặt kỷ luật kỷ cương trong chi tiêu, coi tiết kiệm chi là quốc sách; siết chặt quản lý chi tiêu công, đầu tư công, quản lý chặt chẽ nợ công, tài sản công.. để tránh tình trạng chi vẫn vượt dự toán. “GDP đạt kế hoạch thì mới đảm bảo tỷ lệ an toàn nợ công, đây là nhiệm vụ sống còn của Bộ Tài chính. Năm nay dư địa tốt hơn nhưng không được chủ quan”, Phó Thủ tướng lưu ý.

HN
Hội nghị trực tuyến toàn quốc ngành Tài chính về tình hình thực hiện nhiệm vụ tài chính - ngân sách nhà nước (NSNN) 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2017, diễn ra sáng 5/7. Ảnh: Đức Minh

Chú trọng giảm chi phí đầu vào cho doanh nghiệp

Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh tái cơ cấu DNNN theo đề án đã được duyệt, tập trung xử lý các dự án thua lỗ yếu kém. Bộ Tài chính chủ trì rà soát đưa vào danh mục, đề xuất biện pháp xử lý các DN yếu kém khác của nền kinh tế. Triển khai tái cơ cấu quyết liệt Ngân hàng Phát triển Việt Nam, tái cơ cấu thị trường chứng khoán, thị trường bảo hiểm, sớm đưa thị trường chứng khoán phái sinh vào hoạt động. Hoàn thiện pháp luật về cổ phần hóa, thoái vốn, theo mục tiêu bịt được kẽ hở, lỗ hổng, tránh được tiêu cực, thất thoát, lợi ích nhóm trong cổ phần hóa DN, nhưng cũng phải tạo điều kiện thông thoáng để đẩy nhanh công tác này.

Triển khai quyết liệt chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 07 của Bộ Chính trị, đóng góp tích cực cho đề án đổi mới cơ chế tài chính, cơ chế quản lý để sắp xếp lại đơn vị sự nghiệp công lập.

Tiếp tục hoàn thiện thể chế để động viên khai thác các nguồn lực sử dụng cho tăng trưởng, phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng, giảm chi phí cho nền kinh tế, cho DN. Tiếp tục kiểm soát tốt lạm phát, với mục tiêu điều hành giá năm nay là kiểm soát lạm phát, đồng thời tận dụng cơ hội đẩy nhanh lộ trình đưa giá dịch vụ công theo cơ chế giá thị trường.

Đối với điều hành giá cả, Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Tài chính làm việc với Bộ Giao thông vận tải, cương quyết sớm giảm phí BOT tại 44 trạm theo kết luận của Kiểm toán Nhà nước, với nguyên tắc ưu tiên giảm phí thay vì giảm thời gian thu.

Với loại giá quan trọng nữa là giá vốn, Thủ tướng đã chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước phấn đấu giảm 0,5% điểm lãi suất. Phó Thủ tướng đề nghị ngành Tài chính tích cực hỗ trợ mục tiêu này. “Chi phí của DN đang rất khó khăn. Chúng ta phải chú trọng kiểm soát các giá cả liên quan đến đầu vào của DN”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh./.

H.Y

La liga
上一篇:Chuẩn bị tổ chức tốt đại hội đảng bộ các cấp
下一篇:Cơ hội quan sát mưa sao băng Quadrantids tại Việt Nam