Cân đối thu,ởTàichínhHưngYênHoànthànhxuấtsắcnhiệmvụtàichínhngânsásoi kèo thụy điển chi ngân sách Tỉnh Hưng Yên được tái lập tháng 1/1997. Thời điểm tái lập, nền kinh tế có điểm xuất phát thấp, cơ sở vật chất và hạ tầng kỹ thuật kém phát triển và bị xuống cấp nghiêm trọng. Công nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ còn nhỏ bé, nông nghiệp bị phân tán chủ yếu là sản xuất và buôn bán nhỏ; đời sống của cán bộ và nhân dân còn nhiều khó khăn; thu ngân sách chỉ đáp ứng được 1/4 tổng số chi ngân sách, số còn lại phải do ngân sách trung ương trợ cấp. Với tinh thần đổi mới tư duy quản lý kinh tế, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, cán bộ, công chức ngành Tài chính Hưng Yên đã quán triệt sâu sắc nhiệm vụ được giao, phát huy trí tuệ, tham mưu kịp thời với Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh về công tác quản lý, điều hành tài chính ngân sách, giá cả. Kết quả đã có hàng ngàn dự án đầu tư vào địa bàn tỉnh, thu ngân sách của tỉnh năm sau cao hơn năm trước, chi ngân sách bảo đảm kịp thời, đúng quy định, góp phần tạo đà tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Từ khi tái lập tỉnh đến nay, đội ngũ cán bộ, công chức tài chính đã trưởng thành nhanh, được tăng cường cả về số lượng, chất lượng đáp ứng tốt yêu cầu ngày càng cao của công việc. Trong công tác điều hành thu ngân sách nhà nước (NSNN) đã triển khai thực hiện pháp luật liên quan đến công tác thu như: Luật Quản lý thuế, Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp, Luật thuế Giá trị gia tăng, Luật thuế Thu nhập cá nhân, Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt và các văn bản của Trung ương liên quan đến pháp luật về thuế. | Tập thể cán bộ, công chức Sở Tài chính Hưng Yên. |
Các luật thuế được triển khai đã đi vào cuộc sống đáp ứng yêu cầu cơ bản của Trung ương đề ra và phù hợp với lộ trình cải cách hiện đại hóa ngành Thuế đến năm 2020. Quá trình thực hiện đã nảy sinh nhiều vướng mắc, bất cập song cán bộ, công chức ngành Tài chính Hưng Yên với tinh thần trách nhiệm cao đã từng bước tháo gỡ, coi người nộp thuế là người bạn đồng hành, là đối tượng phục vụ, tuyên truyền để người nộp thuế tự giác, nâng cao ý thức trách nhiệm. Cùng với sự mở rộng về quy mô, cơ cấu thu ngân sách cũng được cải thiện theo hướng bền vững hơn. Thu NSNN từ các sắc thuế gắn trực tiếp với sản xuất, kinh doanh; cơ cấu thu nội địa trong tổng thu ngân sách ngày càng tăng. Thực hiện chiến lược cải cách, hiện đại hóa ngành Thuế đến năm 2015, nhằm tạo điều kiện tối đa cho tổ chức, cá nhân nộp thuế, Cục thuế tỉnh đã triển khai thực hiện việc kê khai thuế qua mạng internet. Tính đến quý II/2015, có trên 90% DN đã thực hiện kê khai thuế qua mạng. Kết quả này đã đảm bảo 9% tổng chi thường xuyên và tạo nguồn đáng kể chi cho đầu tư phát triển, tạo động lực quan trọng thúc đẩy kinh tế tỉnh đạt mức tăng trưởng cao liên tục, ổn định trong nhiều năm. Trong công tác quản lý điều hành chi ngân sách, Sở Tài chính Hưng Yên đã thực hiện tốt chức năng quản lý quỹ NSNN, đảm bảo an toàn tuyệt đối tiền và tài sản nhà nước giao quản lý. Công tác kiểm soát chi NSNN được Kho bạc Nhà nước Hưng Yên thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp tích cực, góp phần giải ngân vốn đầu tư; đáp ứng đầy đủ, kịp thời mọi nhu cầu chi tiêu của các đơn vị song vẫn đảm bảo quản lý chặt chẽ các khoản chi NSNN; tích cực đôn đốc các chủ đầu tư, ban quản lý dự án hoàn ứng vốn đầu tư xây dựng cơ bản theo đúng quy định. Chi ngân sách đã bám sát tiêu chuẩn chế độ, định mức của Trung ương và địa phương, căn cứ chức năng nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị thụ hưởng ngân sách và đáp ứng được nhu cầu của các đơn vị, kể cả việc thực hiện các chế độ, chính sách nhà nước mới ban hành (tiền lương, an sinh, xã hội). Vận dụng đúng và đủ các định mức chi của Chính phủ và HĐND tỉnh trong thời kỳ ổn định ngân sách, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc hòng, an ninh, thực hiện chính sách an sinh xã hội của địa phương. Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp | Phát huy truyền thống 70 năm của ngành Tài chính Việt Nam, cán bộ, công chức ngành Tài chính Hưng Yên tiếp tục phấn đấu thực hiện xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Ông Lê Thế Tỉnh |
Từ năm 2010 - 2015, tình hình kinh tế trong nước và quốc tế có những diễn biến phức tạp, khó khăn. Trước tình hình này, cán bộ, công chức ngành Tài chính Hưng Yên đã tập trung thực hiện các giải pháp đổi mới thể chế tài chính nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển. Các giải pháp, chính sách tài chính gắn với hiện đại hóa ngành Tài chính, đặc biệt là sự đột phá công tác đơn giản hóa, cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực Thuế và Hải quan đã hỗ trợ kịp thời doanh nghiệp, ổn định đời sống người lao động, qua đó nhận được sự đồng thuận và phản ứng tích cực từ cộng đồng doanh nghiệp, cải thiện, duy trì và tạo đà phát triển cho sản xuất, kinh doanh. Để quản lý, sử dụng các nguồn lực tài chính hiệu quả, ngành Tài chính Hưng Yên tiếp tục thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm trong công tác điều hành ngân sách, tài chính thời gian tới: Thứ nhất, tổ chức thực hiện có hiệu quả các giải pháp thu ngân sách; tập trung tham mưu tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, khuyến khích sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh của các cơ sở sản xuất, kinh doanh; đơn giản hơn các thủ tục hành chính trong các lĩnh vực tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư. Thứ hai là, nâng cao hiệu quả phân bổ dự toán và sử dụng các nguồn lực tài chính. Thực hiện tốt việc tham mưu, quản lý điều hành theo hướng ưu tiên nguồn lực để thực hiện chính sách cải cách tiền lương, chính sách an sinh xã hội; đảm bảo nhu cầu vốn cho chi đầu tư phát triển. Đồng thời tăng cường công tác quản lý giá, công sản. Quản lý chặt chẽ giá cả hàng hoá, dịch vụ, dịch vụ chi từ NSNN, phối hợp với các ngành chức năng thực hiện tốt công tác quản lý giá trên địa bàn. Thực hiện tốt công tác thông tin dự báo thị trường; tăng cường công tác quản lý tài sản công; kiểm tra, thanh tra, minh bạch hóa thông tin, kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về giá. Thứ ba, tiếp tục thực hiện tốt vai trò quản lý quỹ ngân sách nhà nước đảm bảo an toàn tuyệt đối tiền và tài sản nhà nước do đơn vị quản lý; kiểm soát chặt chẽ các khoản chi, đáp ứng đầy đủ, kịp thời các khoản chi của ngân sách các cấp và của nhân dân trên địa bàn. Nâng cao kỷ luật, kỷ cương tài chính, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý chi NSNN; phối hợp chặt chẽ với các chủ đầu tư giải ngân nhanh vốn đầu tư xây dựng cơ bản theo hướng tinh giảm thủ tục, nâng cao hiệu quả vốn đầu tư. Thư tư, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thông tin chính sách. Hình thành hệ thống thu nhận thông tin phản hồi về các chính sách, cơ chế tài chính từ người dân và doanh nghiệp; thứ năm, củng cố tổ chức bộ máy tinh gọn, chất lượng phục vụ cao; tiếp tục đẩy mạnh cải cách hiện đại hóa gắn với cải cách thủ tục hành chính; thứ sáu, tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra tài chính nhằm đảm bảo kỷ cương, kỷ luật tài chính./. Lê Thế Tỉnh (Giám đốc Sở Tài chính Hưng Yên) |