Giá nhãn “rớt đáy”
Chỉ với 1 ha nhãn,đầurachonhatildenThanhLươkeo bong da cup c1 vụ thu hoạch năm 2020, gia đình anh Nguyễn Văn Doãn ở tổ 3, ấp Thanh An, xã Thanh Lương thu hơn 150 triệu đồng với giá bán dao động từ 12.000-15.000 đồng/kg, có thời điểm giá lên đến 20.000 đồng/kg. Năm nay, nhãn đạt năng suất cao hơn, thế nhưng giá chỉ từ 2.500-5.000 đồng/kg. Do đó, mùa nhãn năm nay gia đình anh lỗ hơn 30 triệu đồng. Anh Doãn cho hay: “Năm nay, người trồng nhãn trúng mùa, năng suất cao hơn nhiều nhưng giá quá thấp, chỉ bằng 1/4 so với mọi năm. Mùa nhãn năm nay không chỉ gia đình tôi mà tất cả người trồng nhãn ở đây đều thua lỗ. Đời sống nhân dân vốn khó khăn, nay dịch bệnh, giá nông sản xuống thấp lại càng khó. Chúng tôi rất mong các cấp chính quyền có giải pháp hỗ trợ nông dân tiếp cận vốn vay ưu đãi để tái đầu tư cho mùa vụ tới”. Dù năm nay nhãn cho năng suất cao hơn nhưng gia đình anh Nguyễn Văn Doãn phải bù lỗ hơn 30 triệu đồng vì giá quá thấp Tương tự, gia đình ông Vũ Văn Huy (tổ 5, ấp Thanh An, xã Thanh Lương) cũng tính toán thua lỗ lên đến hàng trăm triệu đồng với khoảng 3,6 ha nhãn. Với diện tích này, năm nay gia đình ông thu khoảng 50 tấn nhưng chỉ bán được với giá 5.000 đồng/kg. Trong khi tiền thuê người thu hái chiếm gần 1/2, chưa kể hao hụt do nhãn chín rụng vì không có nơi tiêu thụ. “Do ảnh hưởng dịch Covid-19, không có thương lái đến thu mua kịp thời nên người trồng nhãn thất thu nặng. Trừ chi phí đầu tư, nhân công, thiệt hại trung bình từ 20 triệu đến hơn 30 triệu đồng/ha. Đây thực sự là bài toán khó với người trồng nhãn năm nay” - ông Huy nói. Thanh Lương có gần 1.000 ha cây ăn trái, trong đó nhãn tiêu da bò chiếm 450 ha, sản lượng mỗi năm đạt gần 1.000 tấn. Nhãn Thanh Lương là một trong những mặt hàng nông sản có thương hiệu trên thị trường trong và ngoài nước nhiều năm qua. Hằng năm, nhãn tiêu thụ chủ yếu sang thị trường Campuchia và Trung Quốc. Tuy nhiên, năm nay do ảnh hưởng dịch Covid-19, hàng hóa không thể lưu thông. Vì vậy, nhãn chín rụng nhưng không có thương lái đến thu mua. Đa số hộ dân bán “nhỏ giọt” nên giá “rớt đáy” chưa từng có trong nhiều năm qua. Cần đầu ra ổn định Năm 2019, nhãn tiêu da bò Thanh Lương được Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ cấp bằng chứng nhận nhãn hiệu tập thể. Đây là cơ hội và là động lực để người trồng nhãn ở Thanh Lương yên tâm sản xuất, phát triển loại cây ăn trái này. Thế nhưng, “bài toán đầu ra” cho thương hiệu này vẫn chưa có “lời giải”. Là người gắn bó với cây nhãn đã gần 20 năm, chị Bùi Thị Dung (tổ 3, ấp Thanh An, xã Thanh Lương) chia sẻ: “Gia đình tôi trồng nhãn rất nhiều năm, chưa năm nào có được đầu ra ổn định, đặc biệt năm nay bị thất thu và lỗ nặng nhất. Đầu ra cho nông sản phụ thuộc rất nhiều vào thương lái, năm được mùa thì bị thương lái ép giá... Chúng tôi rất mong các cơ quan chức năng xem xét kết nối để đảm bảo đầu ra ổn định cho nông dân yên tâm sản xuất”. “Nhãn Thanh Lương đã có thương hiệu nhiều năm qua, nhưng bài toán đầu ra đến nay vẫn chưa giải quyết được. Cùng với việc bán cho các thương lái xuất khẩu ra nước ngoài, chúng tôi cũng đã chủ động liên kết với bách hóa xanh, siêu thị trong và ngoài tỉnh nhưng chưa được nhiều. Đặc biệt, do đất trồng nhãn đa phần chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên người dân không thể vay vốn ngân hàng để đầu tư”. | Ông Trần Tuấn Dũng, Giám đốc Hợp tác xã nhãn tiêu da bò Thanh Lương
|
Từ thực tế tác động, ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, người trồng nhãn Thanh Lương và các ngành chức năng cần có giải pháp để thương hiệu nhãn Thanh Lương phát triển mang tính bền vững. Trước những khó khăn đó, thời gian qua, Hợp tác xã nhãn tiêu da bò Thanh Lương cũng đã có những giải pháp chia sẻ với người trồng nhãn như: Liên kết đưa sản phẩm nhãn vào siêu thị, cửa hàng Bách hóa xanh, xây dựng lò sấy. Tuy nhiên giải pháp này chưa “thấm” là bao so với sản lượng hàng ngàn tấn, thu hoạch tập trung theo mùa. Bên cạnh đó, thiếu vốn đầu tư để xây dựng lò sấy, kho lưu trữ cũng là một trong những khó khăn của nông dân. Vì vậy, mỗi mùa nhãn người dân đều bị các thương lái ép giá. Hiện các mặt hàng nông sản có thương hiệu trên địa bàn tỉnh nói chung và nhãn tiêu da bò Thanh Lương nói riêng đều gặp khó khăn về đầu ra. Đảm bảo được đầu ra ổn định là cơ sở nền tảng để nông dân yên tâm phát triển sản xuất, tạo dựng thương hiệu sản phẩm. Do đó, ngành chức năng, các địa phương cần có những giải pháp cụ thể, mang tính bền vững lâu dài để phát huy những lợi thế, thế mạnh trong nông nghiệp của tỉnh. Văn Đoàn |