【lens vs nantes】Niềm vui dưới tán rừng

时间:2025-01-24 22:30:27来源:Empire777 作者:Ngoại Hạng Anh

Báo Cà MauSau nhiều năm cây tràm rớt giá thê thảm, vài năm nay cây tràm bắt đầu có giá cao. Nếu trước đây, 1 ha rừng tràm chỉ đem lại thu nhập khoảng 20 triệu đồng thì hiện nay cao hơn từ 3-5 lần. Không chỉ giá cả tăng vọt mà theo nhiều nông dân cho biết, hiện trên thị trường, cây tràm rất hút hàng. Những tháng qua, nông dân rừng tràm ở ấp Vồ Dơi, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời, vô cùng phấn khởi.

Sau nhiều năm cây tràm rớt giá thê thảm, vài năm nay cây tràm bắt đầu có giá cao. Nếu trước đây, 1 ha rừng tràm chỉ đem lại thu nhập khoảng 20 triệu đồng thì hiện nay cao hơn từ 3-5 lần. Không chỉ giá cả tăng vọt mà theo nhiều nông dân cho biết, hiện trên thị trường, cây tràm rất hút hàng.

Những tháng qua, nông dân rừng tràm ở ấp Vồ Dơi, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời, vô cùng phấn khởi.

58 tuổi, ông Phạm Văn Trung (ấp Vồ Dơi, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời) đã có trên 20 năm gắn bó với vùng đất rừng U Minh Hạ. Cũng như bao nhiêu người, gia đình ông đến sinh sống ở đất rừng Vồ Dơi vào những năm đầu khi Nhà nước triển khai việc giao khoán đất rừng cho các hộ dân.

Cuộc sống mưu sinh nơi vùng đất lắm phèn không ít gian nan. Trồng lúa khó khăn, cây tràm thì rớt giá thê thảm. Ông Trung nhớ lại, đợt đầu tiên khai thác tràm là sau 18 năm trồng. Giá quá thấp nên ông không muốn thu hoạch. Vậy mà, thành quả của mười mấy năm dài chờ đợi chỉ đem lại thu nhập đúng 53 triệu đồng. Chừng ấy tiền trong khoảng thời gian 18 năm, cộng thêm chi phí cây giống, tính kỹ lại coi như chẳng được gì.

Năm nay, nhiều nông dân rừng U Minh Hạ vui mừng vì tràm tăng giá.      Ảnh: HOÀNG DIỆU

Lúc đó, ông Trung nghĩ làm sao có thể bám rừng, làm giàu từ rừng được đây? Câu hỏi đó không của riêng ông mà của chung hàng trăm hộ dân có đất rừng ở vùng đất Vồ Dơi lúc bấy giờ. Suy đi tính lại, ông Trung quyết định vẫn gắn bó với cây tràm, bám rừng mà sống. Và hôm nay, chỉ sau thời gian 5 năm trồng, 2,7 ha rừng tràm trồng thâm canh của gia đình ông đã cho thu hoạch đợt 2, đem lại thu nhập hơn 180 triệu đồng.

“Giá tràm hiện nay cao hơn nhiều so với trước đây, đợt khai thác rồi, tôi bán 1 ha tràm có giá 70 triệu đồng”, ông Trung cho biết. Không chỉ vui niềm vui giá tràm tăng mà ông Trung còn vô cùng phấn khởi khi việc làm sổ đỏ mấy héc-ta đất do Nhà nước giao khoán trước đây đến nay đã hoàn tất.

Là một trong những hộ gắn bó với cây tràm, vừa qua, anh Nguyễn Hoài Hận (ấp Vồ Dơi, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời) cũng thu hoạch xong mấy héc-ta rừng tràm.

Anh Hận cho biết: “Tràm có giá trong 3, 4 năm gần đây. Hiện nay, 1 ha tràm có giá từ 90 triệu đồng trở lên. Ðợt khai thác vừa rồi, với 2,2 ha tràm, gia đình tôi thu nhập gần 200 triệu đồng. Bao nhiêu tràm lái cũng mua, tràm không đủ bán”.

Với thành quả thu được từ quyết định kiên trì gắn bó với cây tràm, anh Hận đang lên kế hoạch kê liếp toàn bộ mấy héc-ta đất rừng để tái sản xuất vụ tràm mới cho hiệu quả hơn.

Gắn bó với cây tràm dù trải qua nhiều thăng trầm, cộng thêm nắm bắt nhu cầu của thị trường, năm nay, gia đình chị Nguyễn Tuyết Nhẫn (ấp Vồ Dơi, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời) gặt hái được thành quả ngoài mong đợi.

Trước đây, gia đình chị cũng trồng tràm nhưng với 1,2 ha đất rừng sau mấy năm dài chỉ thu nhập được vỏn vẹn 30 triệu đồng.

Qua tìm hiểu, chị Nhẫn biết được giống tràm Úc được thị trường khá ưa chuộng, thời gian trồng cho đến khi thu hoạch ngắn hơn so với tràm nước. Vậy là, chị Nhẫn quyết định chuyển toàn bộ diện tích đất rừng sang trồng tràm Úc. Và chỉ sau 3 năm, mấy ngàn cây tràm đã cho thu hoạch.

Chị Nhẫn cho biết: “So với tràm nước, tràm Úc có giá cao hơn. Ðợt khai thác vừa qua, 1 ha tràm tôi bán có giá 100 triệu đồng. Hiện nay, gia đình cũng đã trồng lại xong vụ mới”.

Anh Nguyễn Thành Trung (chồng chị Nhẫn) phấn khởi cho biết thêm: “Năm nay, cây tràm hút hàng lắm, thương lái tranh nhau thu mua. Tính sơ sơ, từ đầu năm tới giờ, vùng này khai thác cũng trên 1.000 ha rừng tràm”.

Theo nhiều nông dân trồng rừng cho biết, nếu trước đây cây tràm phải trồng lâu năm mới có thể cho khai thác thì bây giờ chỉ cần từ 3-5 năm. Bởi vậy, mặc dù những người từng có ý định chuyển sang trồng cây keo lai hay đã trồng thử nghiệm vài công đất, cuối cùng vẫn quyết định gắn bó lâu dài với rừng tràm.

Anh Hận cho biết: “Cây keo lai muốn cho khai thác có giá cao thì phải trồng ít nhất 7, 8 năm trở lên, còn nếu khoảng 5 năm thì giá thấp hơn so với tràm. Bởi vậy, nếu cây keo lai cho khai thác 1 đợt thì cây tràm có thể cho thu hoạch gần tới 2 đợt. Mà cây keo lai khó chăm sóc như tràm, mấy hộ trồng nhiều, thời gian qua, cây keo lai bị gãy đọt, chết đọt, rồi đến vỏ bị chuột, sóc cạp, dẫn đến thiệt hại. Tính toán kỹ lưỡng, tôi thấy cây tràm vẫn có nhiều lợi thế hơn”.

Không ồ ạt chạy theo hướng đi của nhiều người, quay lưng với cây tràm chạy theo cây keo lai - loại cây trồng còn khá mới mẻ ở đất rừng Vồ Dơi, năm nay, những nông dân vẫn kiên trì gắn bó với cây tràm đã hái được quả ngọt sau nhiều năm cực nhọc. Giá tràm tăng cùng với những chính sách đúng đắn, gỡ khó cho nông dân rừng tràm trong việc khai thác sẽ là động lực giúp họ tiếp tục bám rừng, gắn bó với cây tràm để mưu sinh./.

Ngọc Minh

相关内容
推荐内容