TheậndiệntìnhhìnhbuônlậutạikhuvựcNammiềkết quả bóng đá u19 đứco Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo 389 quốc gia, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn 8 tỉnh Nam miền Trung (gồm Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận) tuy có giảm hơn so với cùng kỳ năm 2017 song vẫn còn tiềm ẩn những yếu tố phức tạp.
Nổi lên là hoạt động buôn lậu, khai thác, vận chuyển, lâm sản, khoáng sản trái phép; buôn lậu, gian lận trong kinh doanh xăng dầu. Thời gian gần đây, xuất hiện nhiều hơn các vụ buôn lậu, vận chuyển hàng cấm là pháo nổ, vật liệu nổ, ma túy, thuốc lá điếu ngoại; buôn lậu các mặt hàng điện tử, điện lạnh, hàng gia dụng, bách hóa, sản xuất, kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giả, kém chất lượng, vận chuyển kinh doanh hàng hóa không có hóa đơn chứng từ, kém chất lượng (như mỹ phẩm, thực phẩm bẩn, thực phẩm chức năng…). Các đối tượng vi phạm đa dạng các thành phần, lứa tuổi, chủ mưu cư trú ở nước ngoài và các trung tâm đô thị lớn tham gia điều hành đường dây buôn lậu. Ở một số vụ buôn lậu xăng dầu, khoáng sản và động vật hoang dã quý hiếm, lực lượng chức năng mới thu giữ được hàng hóa và gặp khó khăn trong việc bắt giữ đối tượng cầm đầu.
Qua thống kê sơ bộ của Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo 389 quốc gia, trong 6 tháng đầu năm 2018, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả khu vực Nam miền Trung chủ yếu phát sinh ở một số trung tâm đô thị lớn, hoạt động xuất nhập khẩu sôi động như Đà Nẵng, Phú Yên, Quảng Nam. Trong đó, số vụ vi phạm của một số địa phương này còn ở mức cao, nhiều vụ việc có tính chất nghiêm trọng. Đơn cử như địa bàn Đà Nẵng, 6 tháng đầu năm 2018, lực lượng chức năng phát hiện xử lý 3.490 vụ vi phạm.
Tại Hội nghị giao ban Ban chỉ đạo 389 các tỉnh Nam miền Trung (diễn ra ngày 8/6, tại TP. Nha Trang, Khánh Hòa), đại diện Văn phòng Ban chỉ đạo 389 quốc gia nhìn nhận, công tác chỉ đạo có địa phương còn chưa thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, nhất là hoạt động sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm, bổ sung các giải pháp chỉ đạo công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong tình hình mới. Các lực lượng chức năng chưa đánh giá, dự báo sát thực tế, kịp thời về tình hình nên chưa kiểm soát hết các tuyến trọng điểm, chưa xác định được đối tượng chủ mưu cầm đầu để đấu tranh cho trúng đặc biệt đối với các mặt hàng trọng điểm là xăng dầu, lâm sản và khoáng sản. Từ đó, giảm hiệu quả tham mưu, phòng ngừa và đấu tranh trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên thị trường.
Hơn 3 tấn gỗ trắc nhập lậu do lực lượng Hải quan Quảng Nam phát hiện trong tháng 4/2018. |
Đại diện Ban Chỉ đạo 389 các tỉnh Nam miền Trung cũng nêu lên vướng mắc, hạn chế trong công tác xử lý vi phạm hiện nay, đặc biệt là những khó khăn trong việc giám định, kiểm định hàng hóa, nhất là các loại hàng hóa sở hữu trí tuệ, có thương hiệu. Đơn cử như kinh doanh các sản phẩm từ gỗ trầm hương diễn ra phổ biến. Hiện các mặt hàng sản phẩm thủ công mỹ nghệ và đồ dùng được sản xuất, chế biến từ gỗ chưa có tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chưa có các quy định quản lý chất lượng nên việc quản lý chất lượng các mặt hàng này chỉ được thực hiện trên cơ sở các tiêu chuẩn chất lượng do người sản xuất công bố. Bên cạnh đó, chi phí giám định, kiểm nghiệm còn cao (ví dụ chi phí kiểm nghiệm xăng dầu khoảng 1,5 triệu đồng/mẫu); thiếu phòng kiểm nghiệm, thậm chí, trên cùng một mẫu thử nhưng lại cho kết quả khác nhau qua các lần kiểm nghiệm. Ngoài ra, việc chứng minh yếu tố qua biên giới khi xử lý buôn lậu thuốc lá điếu gây khó khăn khi xử lý các vụ buôn lậu số lượng từ 500 đến 1.500 bao thuốc lá (luật quy định buôn bán, vận chuyển từ 1.500 bao thuốc lá nhập lậu trở lên bị truy cứu hình sự); chưa có hướng dẫn quy định phối hợp, trình tự thủ tục tiến hành xác định về cơ quan chuyên môn đánh giá chất lượng thuốc lá nhập lậu bị tịch thu và cơ quan đầu mối có thẩm quyền thực hiện bán đấu giá…
Để thực hiện có hiệu quả các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Ban chỉ đạo 389 quốc gia về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, các tỉnh khu vực Nam miền Trung cần xác định trách nhiệm người đứng đầu, phân công, phân cấp, phân định cơ quan chịu trách nhiệm chính, cơ quan phối hợp. Đồng thời, đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát nội bộ, thực hiện nghiêm kỉ luật, kỉ cương hành chính, xử lý nghiêm các hành vi bảo kê, những tiêu cực tham nhũng trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Hỡn nữa, các tỉnh cần đổi mới công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, gắn chặt công tác này với phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc.
6 tháng đầu năm 2018, lực lượng chức năng các tỉnh Nam miền Trung phát hiện, xử lý 10.860 vụ buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; thu nộp ngân sách nhà nước 369 tỷ đồng, khởi tố 56 vụ/56 đối tượng. Trong đó, Quảng Nam có 1.733 vụ, khởi tố 14 vụ/30 đối tượng; Đà Nẵng có 3.490 vụ, khởi tố 6 vụ/8 đối tượng; Quảng Ngãi có 472 vụ; Khánh Hòa có 1.314 vụ, thu nộp ngân sách nhà nước 142,888 tỷ đồng; khởi tố 4 vụ/4 đối tượng; Ninh Thuận có 387 vụ vi phạm, khởi tố 5 vụ/10 đối tượng; Bình Thuận có 895 vụ, khởi tố 26 vụ/26 đối tượng; Phú Yên phát hiện 2.042 vụ, xử lý 1.971 vụ, khởi tối 7 vụ/7 đối tượng; Bình Định có 555 vụ, khởi tố 4 vụ/6 đối tượng. |