| Nhân viên Điện lực Đồng Tháp đưa điện về vùng sông nước huyện Hồng Ngự |
Nỗ lực xóa trên 60% số công tơ câu nối TheànhđiệnmiềnNamđẩymạnhxóacôngtơcâunốlịch sử đối đầu giữao thông tin của Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVN SPC), trên địa bàn nông thôn 21 tỉnh, thành phố khu vực Nam bộ, hình thức câu nối – một công tơ dùng cho nhiều hộ gia đình vẫn tổn tại khi người dân ở một số địa phương phải sử dụng điện câu truyền, câu đuôi từ những hộ có điện lưới với giá cao nhưng chất lượng điện kém, lại mất an toàn. Chính từ thực trạng đó, nhiều năm qua, ngành điện đã nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp loại bỏ tình trạng trên. Nhờ vậy, tổng công ty đã xóa được trên 215 ngàn công tơ câu nối, câu truyền. Tuy nhiên, đến nay, cả khu vực Nam bộ vẫn còn hơn 150.000 hộ sử dụng điện câu đuôi trong sinh hoạt, thắp sáng, trong đó tập trung nhiều nhất ở các địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Tiêu biểu, tại Sóc Trăng, đến đầu năm 2019, ngành điện đã xóa công tơ câu đuôi cho 13.000 hộ với chi phí 38 tỷ đồng. Ở các tỉnh còn lại như Hậu Giang, Trà Vinh, Kiên Giang, Cà Mau, Tiền Giang, Bến Tre… mỗi năm ngành điện đã đầu tư 5-6 tỷ đồng/tỉnh để xóa câu đuôi. Một người dân ở ấp Thạnh Lợi A, xã Tân Long, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang cho biết, gia đình ông đã kéo điện về sử dụng nhiều năm nay, nhưng do địa bàn này chưa được đầu tư lưới điện quốc gia, nên để có điện sử dụng, hàng chục hộ dân nơi đây phải kéo điện từ công tơ của các hộ dân thuộc địa bàn xã Đông Phước, huyện Châu Thành. Do là hộ có đồng hồ chính, tự bỏ chi phí kéo điện về nên tiền điện mỗi tháng chỉ trả 3.000 đồng/kWh; còn những gia đình ở xa, vừa phải đầu tư đường dây dài, vừa phải chịu thất thoát, hàng tháng mỗi hộ trung bình trả tiền điện lên tới 4.000 đồng/kWh. Thế nhưng nguồn điện lại không ổn định, vào những giờ cao điểm điện chập chờn không sử dụng được. Còn nhiều thách thức Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Phước Đức - Phó Tổng giám đốc EVNSPC - cho biết, trong những năm qua, tổng công ty đã đầu tư gần 500 tỷ để thực hiện xóa câu đuôi cho 215 ngàn hộ trên địa bàn 21 tỉnh thành phía Nam. Chỉ riêng năm 2018, tổng công ty đã xóa câu đuôi kéo truyền cho hơn 49.000 hộ dân trên địa bàn 21 tỉnh/thành, với tổng mức đầu tư là 193 tỷ đồng. “Hiện trên toàn địa bàn do EVN SPC quản lý còn có trên 150 ngàn công tơ câu truyền, tập trung chủ yếu ở các tỉnh miền Tây. EVN SPC đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 sẽ hoàn tất xóa 100% công tơ câu truyền” – ông Đức chia sẻ. Cũng theo ông Đức, địa bàn Nam Bộ có nhiều kênh rạch, đa số là các xã vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc, khu kháng chiến cũ, các hộ sinh sống không tập trung nên có nhiều khu vực lưới điện chưa đến được. Những năm trước đây, chi phí xóa câu đuôi có suất đầu tư 2-3 triệu đồng/hộ. Nhưng từ năm 2018, suất đầu tư bình quân đã tăng đáng kể. Và đến thời điểm hiện tại, khu vực xóa câu phụ chi phí thấp không còn nữa. Vì vậy suất đầu tư cho các hộ câu phụ còn lại phải xóa trong các năm 2019-2020 là rất lớn, gần tương đương với suất đầu tư của Dự án 2081 (Chương trình Cấp điện nông thôn, miền núi và hải đảo giai đoạn 2013-2020), từ trên 40 triệu đồng/hộ. Để xóa hết các hộ dân sử dụng điện với hình thức câu phụ vào cuối năm 2020, trong 2 năm 2019-2020, Tổng công ty cần bố trí nguồn vốn đầu tư khoảng trên 5.000 tỷ đồng. Với nguồn vốn rất lớn này, EVNSPC sẽ gặp khó khăn trong khả năng tự cân đối. Bởi vậy, đại diện EVN SPC kiến nghị các cơ quan chức năng có cơ chế tương tự như Dự án 2081 để hỗ trợ ngành điện thực hiện mục tiêu đã đề ra. |