您现在的位置是:Nhà cái uy tín >>正文

【soi kèo mancity】5 vấn đề liên quan đến hàng hóa quá cảnh được nghiên cứu sửa đổi

Nhà cái uy tín9621人已围观

简介ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH: Sửa Nghị định 08/2015/NĐ-CP, hoàn thiện hệ thống pháp luật hải quanĐề xuất hàn ...

ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH: Sửa Nghị định 08/2015/NĐ-CP,ấnđềliênquanđếnhànghóaquácảnhđượcnghiêncứusửađổsoi kèo mancity hoàn thiện hệ thống pháp luật hải quan
Đề xuất hàng quá cảnh được đi qua tuyến đường chuyên dụng Tân Thanh – Pò Chài
Hướng dẫn thủ tục hải quan đối với hàng quá cảnh
Lực lượng Hải quan giám sát phương tiện vận chuyển hoa quả quá cảnh qua cầu Bắc Luân II, Móng Cái.
Lực lượng Hải quan giám sát phương tiện vận chuyển hoa quả quá cảnh qua cầu Bắc Luân II, Móng Cái.

Nhóm vấn đề thứ nhất là bổ sung quy định về cửa khẩu nhập đầu tiên, cửa khẩu xuất cuối cùng.

Quy định hiện hành tại khoản 1 Điều 43 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 19 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP) quy định hàng hóa quá cảnh phải được làm thủ tục tại cửa khẩu nhập đầu tiên, cửa khẩu xuất cuối cùng, tuy nhiên chưa có quy định thế nào là cửa khẩu nhập đầu tiên, cửa khẩu xuất cuối cùng để áp dụng trong trường hợp hàng hóa quá cảnh.

Trong khi đó, tại Điều 21 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP (được sửa đổi bổ sung tại khoản 9 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP) đã có quy định về cửa khẩu nhập đầu tiên và các quy định này áp dụng cho việc xác định trị giá hải quan; nếu áp dụng cho hàng hóa quá cảnh thì chưa thực sự phù hợp. Trong quá trình thực hiện quy định tại Điều 43 nêu trên có cách hiểu khác nhau về cửa khẩu nhập đầu tiên, cửa khẩu xuất cuối cùng (là nơi dỡ hàng/cảng đích ghi trên vận tải đơn).

Để đảm bảo minh bạch, rõ ràng, tại dự thảo nghị định sẽ bổ sung cụ thể cửa khẩu nhập đầu tiên, cửa khẩu xuất cuối cùng.

Vấn đề thứ hai được nghiên cứu sửa đổi là khai hải quan trong trường hợp chuyển tải, lưu kho, thay đổi phương thức vận tải, phương tiện vận chuyển, phương thức đề nghị của người khai hải quan đối với cơ quan Hải quan khi thực hiện các công việc này.

Tại Điều 43 Nghị định 08/2015/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung tại khoản 19 Điều 1 Nghị định 59/2018/NĐ-CP) quy định trường hợp chuyển tải, lưu kho, chia tách lô hàng, thay đổi phương thức vận tải, phương tiện vận chuyển thì người khai hải quan phải khai hải quan cho mỗi chặng vận chuyển; khi đề nghị thực hiện các công việc này, người khai hải quan phải nộp đơn đề nghị (bản giấy) cho cơ quan Hải quan.

Việc yêu cầu doanh nghiệp khai tờ khai theo từng chặng vận chuyển, gửi đơn đề nghị theo hình thức thủ công chưa thực sự phù hợp, doanh nghiệp phải khai báo nhiều lần, tăng chi phí cũng như thời gian làm thủ tục.

Chính vì vậy, Tổng cục Hải quan dự kiến sửa đổi theo hướng không quy định việc khai tờ khai theo từng chặng trong trường hợp có chuyển tải, lưu kho, thay đổi phương thức vận chuyển, phương tiện vận tải. Theo đó doanh nghiệp và các chi cục hải quan liên quan thực hiện thủ tục hải quan theo quy định của Bộ Tài chính đối với hàng hóa chịu sự giám sát hải quan; đồng thời, quy định việc gửi đơn đề nghị, tiếp nhận và phản hồi đơn thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.

Vấn đề thứ ba về hồ sơ hải quan:hệ thống hiện tại không hỗ trợ khai chi tiết tờ khai hải quan đối với hàng hóa quá cảnh, tuy nhiên đây là hàng hóa không chịu thuế do vậy cần thiết phải khai chi tiết về hàng hóa để cơ quan Hải quan cũng như các cơ quan liên quan có thông tin để thực hiện kiểm tra, kiểm soát. Trong thời gian tới, Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) sẽ xây dựng hệ thống hải quan thông minh, theo đó trên tờ khai hải quan sẽ có các chỉ tiêu thông tin để người khai hải quan khai chi tiết hàng hóa.

Chính vì vậy, tại dự thảo nghị định sẽ sửa lại nội dung khai bảng kê chi tiết hàng hóa theo hướng: Bảng kê chi tiết hàng hoá quá cảnh theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành, trừ trường hợp người khai hải quan đã khai các thông tin chi tiết về hàng hóa trên tờ khai hải quan.

Vấn đề thứ tư là điều kiện kiểm tra giám sát hải quan đối với phương tiện vận chuyển hàng hóa quá cảnh cũng là nội dung được sửa đổi lần này.

Theo Tổng cục Hải quan tại Điều 43 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 19 Điều 1 Nghị định 59/2018/NĐ-CP) quy định trách nhiệm của người khai hải quan là vận chuyển hàng hóa theo đúng tuyến đường, cửa khẩu, đảm bảo nguyên trạng hàng hóa, đảm bảo niêm phong hải quan, đảm bảo nguyên niêm phong của hãng vận chuyển, chưa quy định về điều kiện giám sát đối với phương tiện vận chuyển hàng hóa quá cảnh.

Trong quá trình thực hiện phát sinh vướng mắc, do hàng hóa quá cảnh thuộc đối tượng không chịu thuế, hàng hóa cần phải giám sát chặt chẽ để đảm bảo không thẩm lậu vào nội địa, việc giám sát hàng hóa gắn liền với giám sát phương tiện vận chuyển, vì vậy, căn cứ quy định tại Điều 71 Luật Hải quan cần thiết phải quy định điều kiện giám sát của cơ quan Hải quan.

Vì vậy tại dự thảo nghị định sẽ bổ sung quy định phương tiện vận chuyển hàng hóa quá cảnh phải đáp ứng điều kiện giám sát hải quan theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Vấn đề thứ năm là quy định đối với hàng hóa quá cảnh chia tách, đóng chung với hàng nhập khẩu, xuất khẩu cũng cần được sửa đổi, bổ sung nhằm đảm bảo công tác quản lý.

Theo Tổng cục Hải quan, việc cho phép hàng hóa chia tách, đóng ghép tại các khu vực không phải là khu vực cửa khẩu là không thực sự cần thiết, nhất là trong bối cảnh hàng hóa quá cảnh tiềm ẩn nhiều nguy cơ gian lận thương mại; việc chia tách, đóng chung ngoài khu vực cửa khẩu khó quản lý, dễ dẫn đến việc lợi dụng thẩm lậu hàng hóa vào nội địa. Ngoài ra, tại mô hình quá cảnh hải quan ASEAN được nội luật hóa tại Nghị định số 46/2020/NĐ-CP thì không có cơ chế đóng chung, chia tách, mà hàng phải được chuyển nguyên trạng của lô hàng theo từng phương tiện vận tải từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu.

Do đó, tại dự thảo Nghị định sẽ bỏ quy định về chia tách, đóng chung hàng hóa quá cảnh với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại các địa điểm không phải là khu vực cửa khẩu nhập đầu tiên và cửa khẩu xuất cuối cùng. Theo đó, hàng hóa quá cảnh chỉ được chia tách (lô hàng quá cảnh hoặc chia tách hàng quá cảnh với hàng nhập khẩu) tại cửa khẩu nhập đầu tiên, hàng hóa quá cảnh đóng chung với hàng hóa xuất khẩu tại cửa khẩu nhập đầu tiên, cửa khẩu xuất cuối cùng.

Do vậy để giảm bớt thủ tục hành chính trong trường hợp này không yêu cầu người khai hải quan phải có văn bản đề nghị việc chia tách, đóng chung vì các công việc này đang thực hiện trong khu vực cửa khẩu, có sự giám sát của cơ quan Hải quan (tương tự như hàng hóa chia tách trong kho CFS tại cửa khẩu).

Tags:

相关文章