Theđịnhmớivềphínhượngquyềnkhaitháccảnghàngkhôngsâdụ đoán bóng đáo đó, đối tượng nộp phí nhượng quyền khai thác cảng hàng không, sân bay đối với dịch vụ bảo đảm hoạt động bay và kinh doanh cảng hàng không là các doanh nghiệp cảng hàng không, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay.
Đối với việc thu, nộp và quản lý sử dụng, Thông tư quy định cơ quan thu phí được trích một tỷ lệ phần trăm (%) trên tổng số tiền phí thực thu được để trang trải chi phí cho việc thực hiện nhiệm vụ của Cảng vụ Hàng không theo quy định tại Điều 60 Luật Hàng không.
Đối với cảng vụ Hàng không miền Bắc, trích để lại cơ quan thu phí: 61%; Chuyển về Cục Hàng không Việt Nam: 14%; Nộp ngân sách nhà nước: 25%.
Đối với cảng vụ Hàng không miền Trung, trích để lại cơ quan thu phí: 90%; Chuyển về Cục Hàng không Việt Nam: 5%; Nộp ngân sách nhà nước: 5%.
Cảng vụ Hàng không miền Nam, trích để lại cơ quan thu phí: 48%; Chuyển về Cục Hàng không Việt Nam: 20%; Nộp ngân sách nhà nước: 32%.
Cơ quan thu phí có trách nhiệm kê khai, nộp và quyết toán số tiền phí còn lại tương ứng vào ngân sách nhà nước theo chế độ quy định.
Thông tư cũng quy định rõ phí nhượng quyền khai thác cảng hàng không, sân bay đối với dịch vụ bảo đảm hoạt động bay là 165.000 đồng/ lần cất cánh và dịch vụ kinh doanh cảng hàng không là 335.000 đồng/lần cất cánh.
Mức thu phí được tính trên sản lượng chuyến bay hạ cánh hoặc cất cánh không thuộc đối tượng miễn thu (sản lượng tính theo lượt hạ cánh hoặc cất cánh) đi hoặc đến các cảng hàng không thuộc khu vực do Cảng vụ hàng không thực hiện chức năng quản lý nhà nước.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2014 và thay thế Thông tư số 240/2009/TT-BTC ngày 25/12/2009 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí nhượng quyền khai thác cảng hàng không, sân bay./.
Tài Tâm