Công nhân Trung tâm Công viên cây xanh Huế cắt tỉa cây xanh trên đường Ngô Quyền,âyxanhgãyđổgâytainạnmùamưabãket qua giai duc TP. Huế để hạn chế rủi ro, nguy hiểm vào mùa mưa bão 2021 Nơm nớp lo sợ Cây xanh gãy đổ là câu chuyện không còn quá xa lạ vào những mùa mưa bão, nhất là vùng bị ảnh hưởng trực tiếp như đô thị Huế. Vấn đề là số lượng cây xanh gãy đổ ít hay nhiều và những giải pháp mà cơ quan liên quan phải làm để ngăn chặn, hạn chế gây thiệt hại, tai nạn cho người đi đường. Dù đã cắt tỉa, giằng chống, nhưng thi thoảng vẫn có tình trạng cây xanh gãy đổ đè lên người đi đường. Vụ tai nạn liên quan đến cây xanh gãy đổ đè lên một người đàn ông đi xe máy đang lưu thông trên đường Lê Duẩn, TP. Huế vào sáng 17/10 thêm một lần nữa khiến nhiều người giật mình lo sợ. Thời điểm cây xanh gãy đổ xảy ra vào khoảng 6h sáng, lúc đó có mưa to gió lớn và được xem là trận mưa lớn nhất xuất hiện đầu mùa mưa bão năm nay. Dù được người đi đường phát hiện, đưa đi cấp cứu ở bệnh viện nhưng người đàn ông gặp nạn đã không qua khỏi. Theo một cán bộ Trung tâm Công viên cây xanh Huế, nam thanh niên không may gặp nạn quê ở thị trấn Phú Đa, huyện Phú Vang. Cây xanh gãy đổ do bật gốc, có đường kính khoảng 40cm trước đó đã được đơn vị cắt tỉa để phòng ngừa mưa bão. Theo vị cán bộ này, đường Lê Duẩn và nhiều tuyến đường trung tâm khác có lượng phương tiện và người dân qua lại thường xuyên, mật độ dày nên luôn nằm trong kế hoạch ưu tiên cắt tỉa. “Tuy nhiên đây là chuyện không may. UBND TP. Huế và đơn vị đã thăm viếng và hỗ trợ để gia đình lo hậu sự”, vị này cho hay. Cũng vào thời điểm này hơn một năm về trước, một vụ tai nạn liên quan đến cây xanh gãy đổ do mưa bão cũng đã xảy ra trên đường Nguyễn Công Trứ, TP. Huế khiến một người đi đường tử vong. Nhiều nhà dân có cây xanh đường kính lớn trồng trước nhà hoặc người đi đường khi chạy dưới những hàng cây khi gặp mưa lớn cho biết luôn trong tâm trạng âu lo, ám ảnh. Trận bão số 5 vào năm 2020 đã làm gia đình anh N. H. H. (sống trên đường Nguyễn Sinh Cung, TP. Huế) một phen “hú vía”. Anh H. cho hay, một gốc cây đa cổ thụ, thường ngày là nơi che mưa, che nắng và là điểm mưu sinh của nhiều người, nhưng đến khi gặp bão các cành lớn trên cao bị gió quật, bay “vèo vèo” trên không trung. Nhà anh và nhiều ngôi nhà cạnh đó bị các cành cây đánh mạnh, hư hỏng trần mái. “Rất may thời điểm đó không có ai ra đường, chứ nếu sẽ chẳng biết có chuyện gì xảy ra”, anh H. lạnh người nhớ lại. Nhiều trường hợp bất khả kháng Thực tế, dù việc cắt tỉa, giằng chống cây xanh trên toàn thành phố đã được Trung tâm Công viên cây xanh Huế thực hiện rốt ráo, trước thời điểm mùa mưa bão nhưng những rủi ro do sự cố thiên tai là điều không thể tránh khỏi và khó lường trước được. Bên cạnh những “lệnh” hạn chế khi ra đường vào thời điểm mưa to gió lớn, người dân cũng phần nào ý thức được nguy hiểm sự nguy hiểm “trên trời rơi xuống” do cây xanh đường phố gây ra. Anh Trần Vũ (TP. Huế) kể, không riêng gì trời mưa bão, ngay cả những ngày nắng anh rất để ý chuyện trên những tuyến đường có lượng cây xanh dày đặc, đặc biệt là đường có nhiều cây cổ thụ. Cây xanh cho bóng mát, nhưng cũng vô tình là hiểm họa. Bên cạnh việc cắt tỉa, giằng chống của cơ quan chuyên môn, thì rủi ro là điều không ai nói trước được. “Nếu có dừng trên đường, tôi cũng tránh các cây xanh lớn. Và gần như khi chạy ngang qua các cây cổ thụ, tôi cũng thường quan sát, chú ý từ xa”, anh Vũ nói. Theo tìm hiểu của chúng tôi, chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý cây xanh phải bồi thường thiệt hại do sự cố cây cối gây ra. Nhưng không phải sự cố nào người bị thiệt hại cũng được bồi thường. Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 quy định rõ, sẽ không phải bồi thường thiệt hại vì sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại. Sự kiện bất khả kháng được xác định là sự kiện xảy ra một cách khách quan, không thể lường trước và không thể khắc phục. Nếu đơn vị quản lý cây xanh đã làm mọi biện pháp như cắt tỉa, mé cành, giằng chống... nhưng vì dông gió, sét đánh khiến cây vẫn đổ gãy gây thiệt hại thì được xem là yếu tố bất khả kháng.
Bài, ảnh: NHẬT MINH |