搜索

【keo bd phap】Đảm bảo tiến độ cổ phần hoá: Đề nghị sớm xây dựng luật về cổ phần hoá

发表于 2025-01-10 00:06:58 来源:Empire777

Cần có luật để thúc đẩy tiến trình cổ phần hóa DNNN.

Cần có luật để thúc đẩy tiến trình cổ phần hóa DNNN.

Đã tổ chức hội thảo với chủ đề “Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp - Góc nhìn chuyên gia”.

Cần cơ quan đủ quyền lực điều phối cổ phần hoá

Tại hội thảo,ĐảmbảotiếnđộcổphầnhoáĐềnghịsớmxâydựngluậtvềcổphầnhoákeo bd phap các chuyên gia cho rằng, một vấn đề quan trọng cần quan tâm khi cổ phần hoá là phải đảm bảo sự phát triển bền vững sau khi cổ phần hóa, thoái vốn tại doanh nghiệp nhà nước (DNNN).

Theo ông Vương Tuấn Dương, Phó Giám đốc điều hành Tập đoàn VinaCapital, thực tế cho thấy DN hoạt động hiệu quả hơn sau cổ phần hóa, do vậy, đã đóng góp tốt hơn cho nền kinh tế và cả ngân sách nhà nước (NSNN). Khi DN hoạt động hiệu quả thì các đợt thoái vốn nhà nước tiếp theo sẽ có giá trị cao hơn, giúp đem lại nguồn thu lớn hơn cho ngân sách. Bên cạnh đó, chương trình cổ phần hóa cũng giúp thị trường vốn có thêm nhiều công ty niêm yết, từ đó phát triển cả chiều rộng và chiều sâu. Các DN trên thị trường nhờ đó có thể gọi vốn thuận lợi hơn thông qua phát hành cổ phiếu, giảm phụ thuộc vào vốn vay ngân hàng, giúp cơ cấu vốn tổng thể của nền kinh tế cân bằng hơn.

Chính vì vậy, dù điều kiện thị trường có thay đổi, Chính phủ vẫn cần có biện pháp đảm bảo tiến độ chương trình cổ phần hóa, tránh để các biến động tăng, giảm của thị trường làm ảnh hưởng quá lớn đến số lượng các DN được cổ phần hóa. Đặc biệt, đối với các thương vụ lớn thì Chính phủ cần lên kế hoạch kỹ càng từ trước và thực hiện dần từng bước, tránh gây ra tình trạng thị trường không hấp thụ kịp.

Trình bày nghiên cứu về chủ đề cổ phần hoá, TS Nguyễn Quang Trung, Đại học RMIT cho rằng, một số hạn chế khiến quá trình cổ phần hoá chậm trễ là do: Nhiều cơ quan đại diện chủ sở hữu không muốn thực hiện cổ phần hoá, thiếu các ưu đãi có ý nghĩa cho nhân viên cũng như lãnh đạo DNNN. Việc định giá đất đai còn phức tạp. Nhiều DNNN chưa được chuẩn bị tốt cho việc chào bán cổ phiếu lần đầu (IPO)... Thêm vào đó, Việt Nam chưa có luật về cổ phần hoá cũng như thiếu một cơ quan chính đủ năng lực và quyền lực để điều phối quá trình này.

Để thúc đẩy quá trình cổ phần hoá DNNN, các chuyên gia của RMIT nêu một số khuyến nghị chính như cải thiện tính hấp dẫn của DNNN thông qua cải thiện quản trị DN, loại bỏ các vấn đề tồn đọng, tăng độ minh bạch và tái cơ cấu nếu cần thiết; áp dụng phương pháp tiếp cận IPO hiệu quả hơn, cụ thể là phương thức dựng sổ theo Nghị định 126/2017/NĐ-CP; rút ngắn thời gian phê duyệt thủ tục và tăng thời gian cho nhà đầu tư…

Ngoài ra, về khung khổ pháp luật, chuyên gia khuyến nghị sớm xây dựng luật về cổ phần hoá và hoàn thiện Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại DN (SCMC), theo hướng bổ nhiệm các lãnh đạo trong SCMC bằng cơ chế tuyển dụng minh bạch; trao quyền để SCMC trở thành đơn vị quyết định chính và chịu trách nhiệm giải trình chính trong toàn bộ quá trình cổ phần hoá DNNN. SCMC cũng cần đóng vai trò điều phối hợp lý các IPO lớn để tránh thừa cung đột ngột khi khả năng hấp thụ của thị trường có giới hạn.

Đồng bộ hoá các quy định pháp luật về thoái vốn

Trong lĩnh vực thoái vốn, từ thực tiễn triển khai bán vốn nhà nước, ông Lê Song Lai, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) chia sẻ, những bài học thành công thời gian qua là nhờ việc tạo lập khuôn khổ pháp lý chặt chẽ; tổ chức hoạt động bán vốn một cách chuyên nghiệp; lựa chọn thời điểm bán vốn phù hợp, theo sát diễn biến thị trường và thực trạng hoạt động của DN; tổ chức bán vốn theo quy trình công khai minh bạch; tiên phong trong việc áp dụng các cơ chế bán vốn đặc thù như bán cả lô, bán cho nhà đầu tư chiến lược, bán dưới mệnh giá...

Tuy nhiên, quá trình bán vốn cũng rút ra những bài học từ thất bại do các nguyên nhân như: Tỷ lệ sở hữu thấp; DN làm ăn yếu kém, thua lỗ kéo dài; không có lợi thế về đất đai; DN có nhiều mâu thuẫn nội bộ, tranh chấp giữa các nhóm cổ đông, ban lãnh đạo DN có vi phạm pháp luật và đang bị xử lý; giá khởi điểm bán vốn quá cao so với kỳ vọng của nhà đầu tư; phương thức bán vốn đôi khi còn cứng nhắc; thời điểm bán vốn không phù hợp…

Đánh giá về một số tồn tại trong các quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động thoái vốn, ông Lê Song Lai cho rằng, có những quy định chồng chéo tại nhiều văn bản khiến việc tham chiếu, vận dụng, giải thích văn bản gặp không ít khó khăn. Trong quá trình xét xử các vụ án dân sự, cơ quan xét xử đã áp dụng quy định về đấu giá tài sản để giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quá trình đấu giá cổ phần nhà nước. Bên cạnh đó, các quy định hiện hành chủ yếu mới chỉ dừng ở các quy định khung, mang tính nguyên tắc nên trong quá trình thực hiện, các DNNN thường xuyên phải hỏi ý kiến của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành để xử lý các vấn đề phát sinh.

Để hoàn thiện khung pháp luật về hoạt động thoái vốn, đại diện SCIC kiến nghị sớm ban hành văn bản hướng dẫn thi hành Nghị định 32/2018/NĐ-CP, ban hành quy chế mẫu về bán đấu giá cổ phần. Đồng thời, đồng bộ hóa giữa Luật DN, Luật Chứng khoán và Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại DN, thúc đẩy cơ chế hợp tác giữa SCIC với các tổ chức mua bán nợ trong đó có Công ty Mua bán nợ Việt Nam (DATC).

H.Y

随机为您推荐
版权声明:本站资源均来自互联网,如果侵犯了您的权益请与我们联系,我们将在24小时内删除。

Copyright © 2016 Powered by 【keo bd phap】Đảm bảo tiến độ cổ phần hoá: Đề nghị sớm xây dựng luật về cổ phần hoá,Empire777   sitemap

回顶部