Vào dịp Tết Nguyên đán,ắpcóchếtàibuộcdoanhnghiệpvậntảiphảigiảmcướsoi kèo 365 nhu cầu sử dụng phương tiện vận tải một số tuyến sẽ tăng cao đột biến Trong đó, có bổ sung quy định yêu cầu các doanh nghiệp (DN) vận tải phải kịp thời giảm giá cước phù hợp với diễn biến giảm của chi phí nhiên lieu. Xăng giảm 20%, DN phải giảm cước
Theo Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính, tại điểm c khoản 5 Điều 3 TTLT 152 có quy định, đơn vị thực hiện kê khai lại giá được thực hiện khi đơn vị điều chỉnh, tăng, giảm giá vượt mức 3% so với mức giá đã kê khai liền kề trước đó do các yếu tố hình thành giá thay đổi. Trường hợp tăng, giảm giá so với mức giá đã kê khai liền kề trước đó trong phạm vi 3%, đơn vị không phải thực hiện kê khai lại, nhưng phải gửi thông báo bằng văn bản về mức giá điều chỉnh cho cơ quan tiếp nhận văn bản kê khai giá trước khi áp dụng giá mới.
Tuy nhiên trong thực tế, qua công tác điều hành cước vận tải bằng xe ô tô trong năm 2014, 2015 và một số địa phương cũng đề nghị quy định cụ thể tỷ lệ giảm của chi phí xăng dầu là bao nhiêu thì đơn vị kinh doanh vận tải phải thực hiện kê khai lại.
Để khắc phục điểm này, dự thảo thông tư sửa đổi đã bổ sung quy định giá nhiên liệu đầu vào giảm từ 20% trở lên so với giá nhiên liệu tại thời điểm kê khai liền kề trước, thì tối đa sau 5 ngày kể từ ngày giá nhiên liệu được điều chỉnh giảm, đơn vị kinh doanh vận tải phải thực hiện kê khai hoặc thông báo giá theo quy định phù hợp với diễn biến giảm của chi phí nhiên liệu.
Việc bổ sung quy định trên, theo cơ quan quản lý giá, nhằm hướng dẫn các DN vận tải dễ hiểu, đồng thời chủ động rà soát tính toán, báo cáo và thực hiện kê khai giảm cước. Nếu quy định nội dung nhiên liệu giảm 20% phải kê khai lại giá cước vận tải, thì thực tế năm 2014, 2015, các đơn vị vận tải chỉ phải kê khai lại từ 1 đến 2 lần, mức giảm cước khoảng 5%. Nhưng nếu quy định tỷ lệ nhiên liệu giảm dưới 20% thì tỷ lệ giảm cước là rất nhỏ, đơn vị vận tải phải kê khai lại nhiều lần, tốn kém chi phí trong việc in ấn lại giá vé, chi phí đăng kiểm lại đồng hồ taxi, bảng niêm yết giá vé.
Phụ thu tối đa 10 ngày trước và 10 ngày sau Tết
Cũng theo đại diện cơ quan quản lý giá, ngoài việc chậm giảm cước, thực tế thời gian vừa qua cũng đã phát sinh trường hợp, đơn vị kinh doanh, vận tải kê khai giảm giá cước vận tải nhưng lại tăng khung cự ly tính cước. Đơn cử như trước đây, đơn vị quy định 10.000 đồng/km cho km từ 0,6 - 20km, nay điều chỉnh giảm cước còn 9.500 đồng/km cho km từ 1 km - 20km, nên có thể dẫn đến giá cước thực tế người tiêu dùng phải trả không giảm hoặc giảm ít so với trước đó.
Chính vì vậy, dự thảo thông tư đã sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 6 Điều 3 TTLT 152 theo hướng riêng đối với trường hợp điều chỉnh giảm giá, đơn vị phải giữ nguyên các khung cự ly tính giá cước như bản kê khai liền kề trước.
Cùng với đó, một số năm gần đây, nhiều địa phương cũng phản ánh tình trạng vào dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu sử dụng phương tiện vận tải một số tuyến sẽ tăng cao đột biến, ngược lại, chiều về lại bị rỗng hoặc ít khách. Để bù đắp chiều rỗng các đơn vị vận tải đã tiến hành phụ thu tăng giá vé. Tuy nhiên, địa phương không có căn cứ pháp lý vững chắc để quản lý mức tăng là bao nhiêu và thời gian nào là phù hợp.
Trước thực tế này, cơ quan soạn thảo đã bổ sung điểm b khoản 7 Điều 3 TTLT 152 theo hướng: Liên Bộ quy định cụ thể tỷ lệ phụ thu tối đa và thời gian phụ thu 10 ngày trước và 10 ngày sau mùng 1 Tết Nguyên đán. Các địa phương căn cứ tình hình thực tế để quy định mức cụ thể tại địa phương.
Ngoài ra, cũng theo cơ quan soạn thảo, thời gian qua khi kiểm tra tại các địa phương cho thấy, nhiều đơn vị sau khi đã kê khai giảm cước với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nhưng một thời gian sau mới thực hiện thông báo giảm giá với bến xe. Do vậy, đơn vị kinh doanh bến xe và hành khách mua vé không nắm được thông tin và so sánh mức giá niêm yết tại bến trước và sau khi điều chỉnh.
Do đó, dự thảo bổ sung điểm e khoản 4 Điều 9 TTLT 152 theo hướng: bổ sung quy định sau thời gian tiếp nhận, rà soát văn bản kê khai giá, nếu cơ quan có thẩm quyền không có ý kiến thì đơn vị kinh doanh vận tải phải gửi ngay bản photo kê khai có dấu công văn đến của cơ quan có thẩm quyền gửi các bến xe. Đồng thời, các đơn vị vận tải và bến xe phối hợp thực hiện tổng hợp công khai, niêm yết giá vé tại bến xe.
Ngoài những nội dung trên, theo cơ quan quản lý giá, trong dự thảo đã có nhiều điểm mới góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho đơn vi kinh doanh vận tải như hướng dẫn cụ thể cách thức tiếp nhận văn bản kê khai giá trả lời đơn vị bằng hình thức thư điện tử, đối với trường hợp kê khai giảm giá cho phép thực hiện ngay mức kê khai giảm và tiếp tục tính toán, điều chỉnh nếu có... Hoàng Lâm |