【atalanta vs roma】Bổ nhiệm lại lãnh đạo bị kỷ luật: Thứ trưởng phải khác trưởng phòng
作者:Ngoại Hạng Anh 来源:Cúp C1 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-10 15:23:13 评论数:
Kỳ họp QH lần này bàn luật Cán bộ,ổnhiệmlạilãnhđạobịkỷluậtThứtrưởngphảikháctrưởngphòatalanta vs roma công chức sửa đổi. Việc kỷ luật cán bộ công chức theo chế định kỷ luật CBCC và Nghị định 34 của Chính phủ đã có kết quả tốt, tuy nhiên vẫn còn những điểm bất cập.
VietNamNet giới thiệu bài viết của tác giả Đinh Duy Hòa:
Giống như các nước, Việt Nam cũng có các quy định về kỷ luật cán bộ, công chức khi vi phạm pháp luật.
Luật Cán bộ, công chức quy định các vấn đề cơ bản của chế định kỷ luật CBCC và Nghị định số 34/NĐ-CP ngày 17/5/2011 của Chính phủ cụ thể hóa các quy định của luật CBCC về xử lý kỷ luật đối với công chức.
Thực tiễn thực hiện kỷ luật CBCC thời gian qua đã cho thấy những kết quả tốt của chế định này. Thông qua việc áp dụng pháp luật đã củng cố nguyên tắc công chức vi phạm pháp luật phải chịu trách nhiệm kỷ luật tùy theo tính chất và múc độ vi phạm. Tính giáo dục và răn đe của chế định kỷ luật CBCC đã phát huy tác dụng trong thực tế.
Tuy nhiên, thực tiễn cũng đã cho thấy một loạt những điểm bất cập trong chế định kỷ luật CBCC. Những điểm bất cập này cần được làm rõ để có những giải pháp sửa đổi cho phù hợp với thực tiễn.
Đang là phó phòng thì giáng xuống chức gì?
Luật quy định 4 hình thức kỷ luật đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý là: khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương và buộc thôi việc. Công chức lãnh đạo, quản lý có thêm 2 hình thức là giáng chức và cách chức.
Sự bất hợp lý của hạ bậc lương là nếu người bị kỷ luật ở bậc 1 của ngạch thì không thể thực hiện được vì nếu không sẽ bị hạ cả ngạch mà đây là điểm không cho phép. Trong trường hợp này pháp luật quy định cần xem xét áp dụng hình thức kỷ luật khác. Quy định kiểu này là miễn cưỡng, là một điểm yếu của chế định kỷ luật công chức.
Tương tự là hình thức kỷ luật giáng chức. Đương là vụ trưởng giáng xuống phó vụ trưởng, đương là trưởng phòng giáng xuống phó trưởng phòng. Nhưng nếu đang là phó trưởng phòng thì giáng xuống chức gì? Không có gì để giáng nữa.
Tuy nhiên pháp luật lại quy định trong trường hợp này thì giáng xuống không còn chức vụ. Như vậy, về bản chất không còn là giáng chức, mà giống như cách chức.
Điểm bất cập tiếp theo ở đây là khi nào thì áp dụng các hình thức kỷ luật. Pháp luật lựa chọn phương án quy định liệt kê các trường hợp áp dụng cho từng hình thức kỷ luật. Thường thì liệt kê sẽ không hết, không có tính bao quát.
Đồng thời, quy định khi nào áp dụng hình thức kỷ luật như Nghị định 34 có thể gây khó khăn cho việc lựa chọn áp dụng hình thức kỷ luật nào cho phù hợp.
Ví dụ như khiển trách có thể được áp dụng khi công chức không thực hiện nhiệm vụ được giao mà không có lý do chính đáng, trong khi hình thức kỷ luật hạ bậc lương vốn là hình thức kỷ luật nặng hơn lại cũng có thể được áp dụng khi công chức không thực hiện nhiệm vụ chuyên môn được giao mà không có lý do chính đáng, gây ảnh hưởng đến công việc chung của cơ quan, đơn vị, tổ chức.
Như vậy hạ bậc lương chỉ khác với hình thức kỷ luật khiển trách ở điểm “gây ảnh hưởng đến công việc chung của cơ quan….”.
Áp chung 1 thời hiệu là không thỏa đáng
Thời hiệu xử lý kỷ luật là 24 tháng, kể từ thời điểm công chức có hành vi vi phạm pháp luật cho đến thời điểm người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền ra thông báo bằng văn bản về việc xem xét xử lý kỷ luật.
Quy định tất cả các hình thức kỷ luật từ khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức và buộc thôi việc đều áp dụng chung một thời hiệu 24 tháng là không thỏa đáng.
Pháp luật kỷ luật công chức của Đức quy định thời hiệu cho hình thức kỷ luật cảnh cáo là 2 năm, cho phạt tiền, giảm lương, giảm lương hưu là 3 năm và cho hạ bậc trong ngạch là 7 năm. Nguyên tắc ở đây là vi phạm pháp luật nhẹ, tức hình thức kỷ luật nhẹ thì thời hiệu ngắn, vi phạm nặng hơn tức hình thức kỷ luật nặng hơn thì thời hiệu dài hơn.
Không quy định xử lý kỷ luật CBCCVC đã về hưu
Đây là một bất cập lớn của pháp luật hiện hành. Lỗ hổng pháp lý này cần phải được nhanh chóng khắc phục nhằm đáp ứng tình hình thực tế từ vài năm trở lại đây.
Bất cập về thời gian bổ nhiệm lại CBCC lãnh đạo bị kỷ luật quy định sau 1 nặm CBCC lãnh đạo bị kỷ luật ví dụ như cách chức, giáng chức lại đã có thể bổ nhiệm vào chức vụ lãnh đạo là quá ngắn.
Một năm là chưa đủ thời gian để người bị kỷ luật hối cải, tu dưỡng, rèn luyện đến mức độ đạt yêu cầu cho bổ nhiệm lãnh đạo. Sự bất hợp lý của quy định này còn ở chỗ đổ đồng mọi chức vụ bị cách chức đều qua thời gian 1 năm như nhau, có nghĩa là thứ trưởng, vụ trưởng hoặc trưởng phòng bị cách chức thì sau 1 năm đều có thể được xem xét bổ nhiệm vào chức vụ lãnh đạo.
Rất cần thiết phân biệt, ví dụ như trưởng phòng bị cách chức thì ít nhất sau 3 năm, vụ trưởng bị cách chức thì ít nhất sau 5 năm, thứ trưởng bị cách chức thì ít nhất sau 7 năm mới có thể được bổ nhiệm lại vào một chức vụ lãnh đạo.
Kỷ luật công chức về hưu: Ta đang bí, Đức xử ngon ơ
Việt Nam và Đức đều có luật Cán bộ, công chức nhưng việc quy định kỷ luật những người này khi về hưu ở mỗi nước lại khác nhau.